Acid uric là một sản phẩm tự nhiên của quá trình chuyển hóa nucleotide purine trong cơ thể người. Loại nucleotide này có mặt trong những loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Các purine sau khi đã vào trong cơ thể sẽ gây ra phản ứng với enzym có trong đường ruột tạo ra acid uric.
Acid uric hầu hết hòa tan trong máu được lọc qua thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu hoặc mồ hôi. Nếu thận không thể lọc hết hoặc cơ thể sản xuất quá dư thừa acid uric sẽ khiến acid uric máu cao tăng lên, điều này dẫn đến làm tăng nhanh sự lắng đọng muối urat tại vị trí các khớp. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh Gout điển hình.
Xét nghiệm acid uric là xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ loại acid này có trong máu hoặc trong nước tiểu qua đó hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đúng cách.
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm acid uric trong máu đối với các trường hợp cụ thể như sau:
Mẫu bệnh phẩm sử dụng trong xét nghiệm acid uric là huyết tương được tách từ máu toàn phần có sử dụng chống đông Heparin. Trước khi thực hiện xét nghiệm acid uric nên nhịn ăn trong khoảng thời gian kéo dài từ 4 đến 8 tiếng và không sử dụng các loại thuốc điều trị, các loại thực phẩm chức năng hay các chất kích thích hoặc đồ uống có cồn trước khi thực hiện xét nghiệm để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
Giới hạn chỉ số xét nghiệm máu axit uric ở người bình thường là:
Khi nồng độ xét nghiệm acid uric cao hơn mức giới hạn như cung cấp ở trên cảnh báo cơ thể đang tạo ra nhiều acid uric hoặc giảm thải qua thận hay chức năng thận bị suy giảm. Khi chỉ số xét nghiệm máu axit uric tăng có thể là báo hiệu của một số bệnh như sau:
Khi có kết quả chỉ số xét nghiệm máu axit uric tăng cao không kèm theo triệu chứng tại khớp, thận thì bạn cần thực hiện điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhằm không tạo ra thêm acid uric bằng cách giảm dần lượng purin vào cơ thể.
Nếu kết quả chỉ số xét nghiệm máu axit uric tăng cao kèm theo các dấu hiệu triệu chứng tại khớp hay thận thì cần thiết phải sử dụng thuốc hạ lượng acid uric theo chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh.
Đối với những người đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, xạ trị sẽ khiến cho các tế báo ung thư bị hủy quá nhiều. Điều này dẫn đến làm tăng sản xuất cấp tính acid uric, khi đó bác sĩ điều trị sẽ sử dụng thuốc dự phòng tăng lượng acid uric để hạn chế tình trạng suy thận cấp.
Tóm lại, xét nghiệm acid uric trong máu là một xét nghiệm quan trọng trong việc chẩn đoán và chữa trị nhiều vấn đề bệnh lý.
Hiện xét nghiệm này có vai trò rất quan trọng đối với những người thừa cân, béo phì hay mắc các bệnh chuyển hóa. Bởi thông qua xét nghiệm trên bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể được vấn đề sức khỏe để từ đó đưa ra hướng chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Điều này có vai trò giúp giảm thiểu được tối đa những biến chứng về sức khỏe đối với người bệnh.
12
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
12
Bài viết hữu ích?