Acid uric là 1 chất hoá học được tạo ra khi cơ thể phân huỷ các chất purin được tìm thấy trong cơ thể và ở một số loại thực phẩm, thức uống con người tiêu thụ hàng ngày như gan động vật, cá cơm, cá thu, đậu, thịt đỏ, bia rượu,… Hầu hết acid uric hoà tan trong máu và di chuyển đến thận từ đó thải ra ngoài qua nước tiểu. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric hoặc không thể loại bỏ đủ lượng acid này có thể gây ra tình trạng tăng acid uric máu gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Xét nghiệm acid uric máu giúp kiểm tra xem có bao nhiêu acid uric trong máu của người bệnh, từ đó đánh giá nguy cơ tăng acid uric máu và các phương thức điều trị phù hợp.
Kết quả xét nghiệm máu acid uric bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 3,5- 7,2 mg/dL. Giá trị này có thể thay đổi chút ít giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Xét nghiệm acid uric máu không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh gout nhưng bệnh nhân có các triệu chứng đau khớp của gout kết hợp với acid uric máu cao là cơ sở để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 20-30% trường hợp kết quả xét nghiệm máu acid uric bình thường nhưng bệnh nhân mắc bệnh gout đang tiến triển. Vì vậy đôi khi cũng cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định nguyên nhân gây tăng acid uric.
Nếu chỉ số xét nghiệm máu acid uric tăng cao hơn giá trị tham chiếu có thể do một số nhóm nguyên nhân như:
Tăng sản xuất acid uric:
Giảm bài tiết acid uric:
Các nguyên nhân khác:
Ngược lại, chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu thấp hơn mức tham chiếu có thể do một số nguyên nhân như:
Tóm lại, chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu bình thường khi nằm trong khoảng 3,5-7,2 mg/dl. Một số trường hợp acid uric tăng nhưng không biểu hiện triệu chứng sẽ không cần điều trị mà chỉ cần thay đổi lối sống, tránh rượu bia và các thưucj phẩm chứa nhiều purin. Với các trường hợp có triệu chứng đau khớp kiểu hình gout kèm theo người bệnh có thể cần điều trị bằng thuốc theo y lệnh của bác sĩ và điều chỉnh lối sống.
22
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
22
Bài viết hữu ích?