Zalo

Nguyên nhân và dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B12

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B12 là loại vitamin nhóm B thiết yếu đối với cơ thể, khi bị bệnh nếu thiếu vitamin B12 sẽ dễ xảy ra các vấn đề về thể chất và tâm lý. Cơ thể con người chúng ta thường không thể tự sản xuất vitamin B12 mà chỉ có thể bổ sung qua chế độ ăn, do đó vì một lý do nào cơ thể không được bổ sung hay không hấp thu vitamin B12 đều có thể dẫn tới các dấu hiệu thiếu vitamin B12.

1. Nguyên nhân gây thiếu vitamin B12

Bệnh thiếu vitamin B12 có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên dựa vào 4 cơ chế chính:

  • Vitamin B12 đưa vào cơ thể không đủ
  • Vitamin B12 không được hấp thu đủ
  • Giảm khai thác vitamin B12
  • Sử dụng thuốc gây thiếu vitamin B12

Lượng vitamin B12 đưa vào không đủ:

  • Ăn chay trường có thể là nguyên nhân gây thiếu vitamin B12 do thiếu các nguồn thức ăn giàu vitamin B12 đến từ thịt động vật, trứng, sữa
  • Trẻ sơ sinh bú sữa từ những bà mẹ ăn chay trường có thể bị thiếu vitamin B12 ở độ tuổi từ 4-6 tháng vì lưu trữ B12 trong gan của các trẻ này chưa tốt và tốc độ tăng trưởng nhanh khiến nhu cầu vitamin B12 cao hơn
Chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiếu hụt vitamin B12
Chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiếu hụt vitamin B12

Sự hấp thu vitamin B12 không đầy đủ:

  • Là nguyên nhân gây thiếu vitamin B12 phổ biến nhất
  • Ở người cao tuổi sự hấp thu không đầy đủ vitamin B12 là do kết quả của việc tiết axit giảm khiến vitamin B12 trong thực phẩm không được giải phóng và hấp thu bình thường
  • Nhiễm sán dây cũng làm giảm sự hấp thu vitamin B12
  • Viêm đại tràng hoặc phẫu thuật cắt bỏ đại tràng
  • Viêm tụy mạn tính, phẫu thuật dạ dày hoặc giảm cân, hội chứng kém hấp thu, AIDS
  • Rối loạn di truyền kém hấp thu ở ruột hồi

Giảm khai thác vitamin B12: do thiếu hụt enzyme, rối loạn gan hoặc sự bất thường trong vận chuyển protein Sử dụng thuốc: thuốc trung hoà axit dịch vị, metformin, nitrous oxide

2. Dấu hiệu thiếu vitamin B12 trong cơ thể như thế nào?

Các dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B12 rất đa dạng, đặc biệt là các triệu chứng của thiếu máu. Nếu thiếu vitamin B12 chỉ ở mức độ nhẹ thì có thể không gây triệu chứng, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm để lâu có thể gặp phải một số vấn đề về sức khoẻ như: Suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi:

  • Là các dấu hiệu thiếu vitamin B12 thường gặp nhất. Nếu nguồn cung cấp vitamin B12 giảm, cơ thể sẽ tạo ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn dẫn tới cơ thể cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là rơi vào lơ mơ
  • Các triệu chứng này thường nhầm lẫn với thiếu ngủ, căng thẳng hoặc làm việc quá sức.

Khó thở, tim đập nhanh:

  • Vitamin B12 có vai trò trong việc sản xuất hemoglobin- huyết sắc tố giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể người. Vì vậy khi thiếu hụt vitamin B12 sẽ làm giảm lưu lượng oxy tới mô, gây thiếu máu và cuối cùng là khó thở, tim đập nhanh.
  • Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, rát lưỡi, tim đập nhanh mà không rõ nguyên nhân cần lưu ý đến vấn đề thiếu hụt vitamin B12

Tổn thương thần kinh, tê bì chân tay:

  • Suy nhược tế bào thần kinh cũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin B12 từ đó dẫn tới tê bì chân tay hoặc thậm chí là bệnh dị cảm nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, thiếu loại vitamin này cũng có thể dẫn tới thoái hoá tuỷ sống, dây thần kinh thị giác, mô não và các dây thần kinh ngoại biên có bao myelin được hình thành nhờ vitamin B12.
  • Các dây thần kinh tủy sống có thể bị phân rã và khiến người bệnh mất thăng bằng nếu không có sự bảo vệ của vitamin B12

Da, niêm mạc nhợt nhạt:

  • Thiếu vitamin B12 còn khiến da, niêm mạc tái nhợt hoặc vàng ở trong mắt do tình trạng thiếu máu khi hồng cầu không được sản xuất đúng cách, các tế bào hồng cầu phát triển lớn hơn, dễ vỡ và không thể phân chia.
  • Kích thước quá lớn khiến hồng cầu không thể vượt qua được tuỷ xương và lưu thông dẫn tới lượng hồng cầu máu ngoại vi thấp, da trở nên nhợt nhạt hơn.

Sưng và viêm lưỡi:

  • Viêm lưỡi là biểu hiện ở miệng khi thiếu vitamin B12. Lúc này lưỡi sẽ trở nên mềm, đỏ và đau hoặc sưng. Quá trình tổng hợp DNA trở nên suy yếu khi cơ thể không có đủ loại vitamin nhóm B này. Những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn: Là các triệu chứng đường tiêu hoá khi thiếu vitamin B12 Giảm thị lực:

  • Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến bạn suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn là tổn thương thần kinh thị giác, vì vitamin B12 có vai trò quan trọng trong chức năng của các dây thần kinh cũng như hệ thần kinh.
  • Các nghiên cứu còn cho thấy thị giác và độ nhạy của võng mạc ở bệnh nhân mắc tăng nhãn áp sẽ được cải thiện nếu bổ sung vitamin B12, vitamin E và DHA. Do đó bổ sung vitamin B12 trong thời gian dài có thể giảm đáng kể nguy cơ gây đục thuỷ tinh thể.

Trầm cảm, mất trí nhớ, thay đổi thái độ: Thiếu vitamin B12 tác động tới việc sản sinh serotonin trong não, là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh và cân bằng tâm trạng

Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới các triệu chứng về suy giảm thần kinh
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới các triệu chứng về suy giảm thần kinh

Xương yếu hơn: vitamin B12 cũng đóng vai trò quan trọng tương tự canxi và vitamin D trong việc hình thành các nguyên bào và các tế bào xương. Chức năng của xương có thể bị ảnh hưởng do việc thiếu hụt vitamin B12, thậm chí có thể dẫn tới loãng xương. Tóm lại, việc thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới các triệu chứng về máu và thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Để phòng ngừa vấn đề này người bệnh có thể tăng cường bổ sung vitamin B12 thông qua chế độ ăn nhờ các loại thịt, cá, hải sản, sữa và trứng. Các loại vitamin tổng hợp cũng được cân nhắc nếu bạn thuộc nhóm người ăn chay. Ngoài ra, còn một cách bổ sung vitamin B12 hiệu quả hơn đó là truyền trực tiếp vào cơ thể các nhóm vitamin phù hợp. Hiệu quả của phương pháp truyền trực tiếp qua đường tĩnh mạch giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Tăng cường khả năng miễn dịch chủ động và tăng cường sức khỏe tổng thể từ cấp độ tế bào. Hơn nữa trước khi tiến hành truyền vitamin B12, bạn sẽ được các bác sĩ cho làm xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như xem cơ thể đang thiếu bao nhiêu lượng vitamin B12 để từ đó bổ sung cho phù hợp. Điều này vừa đảm bảo an toàn lại tránh được tình trạng dư thừa vitamin b12.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bao nhiêu Vitamin B12 là quá nhiều?

Bao nhiêu Vitamin B12 là quá nhiều?

Mẹ sau sinh cần bổ sung Vitamin gì?

Mẹ sau sinh cần bổ sung Vitamin gì?

Vitamin b12 được hấp thu ở đâu trong cơ thể?

Vitamin b12 được hấp thu ở đâu trong cơ thể?

Có cần bổ sung vitamin B12 cho người ăn chay?

Có cần bổ sung vitamin B12 cho người ăn chay?

Vitamin nổi bật: Vitamin B12

Vitamin nổi bật: Vitamin B12

29

Bài viết hữu ích?