Vitamin B12 thuộc nhóm vitamin tan trong nước, đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Vitamin B12 có nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm hình thành hồng cầu, sản xuất năng lượng, hình thành ADN và duy trì thần kinh.
Mặc dù, vitamin B12 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, hải sản, các sản phẩm từ sữa và các loại ngũ cốc nhưng nhiều người vẫn bị thiếu hụt loại vitamin quan trọng này.
Nếu một người không nhận đủ vitamin B12 thì bác sĩ có thể chỉ định bổ sung sử dụng thuốc với liều cao hơn liều khuyến cáo hàng ngày. Cơ thể không dự trữ dư thừa vitamin B12 nên việc bổ sung thêm không có hại. Các chất bổ sung có thể có tác dụng trong cải thiện tâm trạng và giảm các dấu hiệu triệu chứng trầm cảm ở những người không bị thiếu hụt loại vitamin này.
Các tình trạng sức khỏe như bệnh viêm ruột (IBD), đột biến gen, tuổi tác cao và chế độ ăn kiêng đều có thể gây ra làm tăng nhu cầu vitamin B12. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe bao gồm tổn thương thần kinh, thiếu máu và mệt mỏi, đó là lý do tại sao những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 nên đi khám để được bác sĩ điều trị hướng dẫn về việc sử dụng các chất bổ sung hoặc tiêm vitamin B12.
Nhiều người đặt ra câu hỏi thắc mắc rằng vitamin b12 uống bao nhiêu là đủ? Vì vitamin B12 là vitamin tan trong nước nên nó thường được coi là an toàn, ngay cả khi dùng liều cao. Tính đến hiện nay, không có liều gây độc tính đối với vitamin B12, do mức độ độc tính thấp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá liều vitamin B12 có thể dẫn đến bùng phát mụn trứng cá và bệnh rosacea, một tình trạng da gây ra mẩn đỏ kèm nổi mụn mủ trên mặt.
Một điểm cần lưu ý rằng hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào việc tiêm vitamin B12 với liều cao. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy rằng quá liều vitamin B12 có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 cho thấy những người mắc bệnh thận do tiểu đường (mất chức năng thận do tiểu đường) bị suy giảm chức năng thận với tốc độ nhanh hơn khi bổ sung quá liều vitamin B12 với 1mg vitamin B12 mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác ở phụ nữ mang thai cho thấy, quá liều vitamin B12 cực cao do bổ sung vitamin làm tăng nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ ở thai nhi. Mặc dù có bằng chứng cho thấy việc bổ sung quá liều vitamin B12 có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung đường uống hàng ngày lên tới 2 mg (2.000 mcg) là an toàn và hiệu quả trong việc điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin B12.
Vitamin b12 uống bao nhiêu là đủ? Theo khuyến nghị thì nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày theo độ tuổi như sau:
Đối với những người khỏe mạnh không có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12, việc ăn một chế độ ăn uống đầy đủ, giàu chất dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày mà cơ thể họ cần.
Nguồn thực phẩm chứa vitamin B12 này bao gồm trứng, các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt và men dinh dưỡng.
Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin B12 như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người ăn chay và bất kỳ ai mắc bệnh ảnh hưởng đến sự hấp thu hoặc làm tăng nhu cầu B12 nên cân nhắc nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung vitamin b12 uống bao nhiêu là đủ.
Mặc dù liều lớn lên tới 2.000 mcg được coi là an toàn trong điều trị tình trạng thiếu B12, nhưng tốt nhất bạn nên tránh sử dụng quá nhiều bất kỳ loại vitamin nào bao gồm quá liều vitamin B12 đặc biệt là khi không cần thiết.
Tính đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ liên quan đến việc tác dụng phụ của quá liều vitamin B12. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn nghiên cứu các tác dụng phụ tiềm ẩn của việc quá liều vitamin B12 trong tối đa 5 năm một lần. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm thấy bất kỳ triệu chứng bất lợi hoặc mô hình gây hại nào.
Các chuyên gia chia vitamin thành 2 loại là vitamin tan trong nước và tan trong chất béo. Các vitamin tan trong nước hòa tan trong nước và ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Vitamin B12 là vitamin tan trong nước và đây là một trong những lý do tại sao quá liều vitamin B12 không gây độc.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần thiết phải dùng liều lượng vitamin B12 rất cao. Không có dữ liệu nào cho thấy mức bổ sung rất cao hay quá liều vitamin B12 sẽ hiệu quả hơn trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch hoặc các chức năng cơ thể của một người nếu người đó không bị thiếu hụt vitamin B12.
Tóm lại, vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng được sử dụng phổ biến như một chất bổ sung dinh dưỡng, ngay cả với những người không bị thiếu hụt B12. Mặc dù liều lên tới 2.000 mcg vitamin B12 được coi là an toàn nhưng đối với người lớn tuổi và những người có chế độ ăn kiêng nhất định tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu xem việc bổ sung có cần thiết hay không và vitamin b12 uống bao nhiêu là đủ.
Trong trường hợp không biết nên bổ sung Vitamin B12 như thế nào thì hãy thực hiện liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.
36
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Làm thế nào để tiêm tĩnh mạch bằng vitamin B12 ở London?
Làm thế nào để thực hiện liệu pháp truyền tĩnh mạch vitamin B12 ở Portland?
Cách thực hiện liệu pháp truyền tĩnh mạch vitamin B12 ở Austin
Làm thế nào để thực hiện liệu pháp truyền tĩnh mạch vitamin B12 ở Park City?
Cách thu nạp và tăng năng lượng cho cơ thể
36
Bài viết hữu ích?