Thiếu máu là tình trạng ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu và khả năng cung cấp oxy cho hồng cầu trong cơ thể. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, da nhợt nhạt, tim đập nhanh và khó thở.
Có nhiều loại thiếu máu. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm thiếu sắt, thiếu B12 và thiếu axit folic. Một số bệnh mãn tính và mất máu do chấn thương cũng có thể gây thiếu máu.
Đôi mắt có thể phần nào phản ánh nguy cơ thiếu máu của mỗi người. Thiếu máu có thể gây ra bệnh võng mạc (bệnh về mắt) ở 28% bệnh nhân. Mí mắt thường có màu đỏ khi có số lượng hồng cầu thích hợp. Nếu số lượng hồng cầu bất thường, mí mắt có thể xuất hiện đốm hoặc màu trắng, cho thấy bạn có thể đang bị thiếu máu.
Thiếu lưu lượng máu đến mắt có thể làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu, còn được gọi là xuất huyết võng mạc thoáng qua. Nếu không được điều trị, thiếu máu có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt dẫn tới giảm thị lực.
Nếu bác sĩ phát hiện dấu hiệu thiếu máu, họ có thể sẽ lên lịch xét nghiệm thêm để xác định xem bạn có bị thiếu máu hay không. Bác sĩ thường sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và xét nghiệm sắt. Điều này giúp dễ dàng xác định nguyên nhân gốc rễ của bệnh thiếu máu.
Một số loại thiếu máu có thể được điều trị bằng thuốc, truyền máu, kháng sinh, thay đổi lối sống hoặc các liệu pháp khác. Thiếu máu do thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Bổ sung dinh dưỡng qua đường uống là một cách để cải thiện nồng độ sắt, B12 hoặc axit folic, nhưng điều này có thể mất thời gian để cơ thể hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để điều chỉnh số lượng hồng cầu thấp.
Một lựa chọn khác là liệu pháp truyền tĩnh mạch tại Mỹ. Truyền sắt, B12 và các vitamin khác vào tĩnh mạch nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều so với bổ sung chất dinh dưỡng bằng đường uống hoặc tiêm. Chúng có thể là một lựa chọn tốt cho những người bị các triệu chứng thiếu máu nghiêm trọng.
Thiếu máu là một chứng rối loạn máu phổ biến nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi ngày. Các triệu chứng có thể gây suy nhược tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu. Kiểm tra khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng thiếu máu nào và đi xét nghiệm càng sớm càng tốt sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Nguồn: Driphydration.com
53
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
53
Bài viết hữu ích?