Zalo

Chỉ số MCHC trong máu thấp: Nguyên nhân và cách điều trị

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khi đi làm xét nghiệm các thành phần trong máu, sẽ có lúc bạn nhận được kết quả chỉ số MCHC trong máu thấp và có thể khiến bạn lo lắng vì không biết MCHC thấp là bị gì ? Vậy thì MCHC trong xét nghiệm máu thấp có nghĩa là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào ?

1. MCHC là gì?

MCHC, viết tắt của nồng độ huyết sắc tố trong cơ thể trung bình, là thước đo lượng huyết sắc tố trong máu của bạn. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm MCHC như một phần của cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện hoặc nó có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe nhất định.

Việc có hàm lượng huyết sắc tố đặc biệt cao hoặc thấp trong tế bào máu có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe hiện tại hoặc tương lai, vì vậy chỉ số MCHC trong máu thấp có thể cho biết một số vấn đề về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Hemoglobin là một loại protein giúp vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Nồng độ huyết sắc tố thấp có thể khiến phổi và tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để giữ cho cơ thể được cung cấp đủ oxy để hoạt động bình thường.

Mặc dù MCHC trong xét nghiệm máu thấp hay cao không hẳn là một vấn đề nhưng nó thường là kết quả của các vấn đề sức khỏe khác. Hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của mức MCHC trong máu thấp có thể giúp bạn có được phương pháp điều trị cần thiết.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của MCHC thấp 

Các tình trạng gây chỉ số MCHC trong máu thấp thường dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung đều có liên quan đến việc khó vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, và dẫn đến mệt mỏi nghiêm trọng. Vì cơ thể bạn không nhận đủ oxy nên các tế bào của bạn không nhận được năng lượng cần thiết và bạn cảm thấy mệt mỏi.

Các triệu chứng có thể xảy ra khi chỉ số MCHC trong máu thấp bao gồm:

Cảm thấy lạnh

Vì bạn không nhận được nhiều oxy vào cơ thể nên cơ thể bạn sẽ mất một số khả năng điều chỉnh nhiệt độ. Đối với nhiều người bị thiếu máu và có MCHC trong máu thấp thường cảm thấy lạnh ngay cả khi những người xung quanh cảm thấy thoải mái.

Tim đập nhanh

Nếu MCHC trong xét nghiệm máu thấp thì tim của bạn sẽ cần phải bù đắp để nhận thêm oxy đến phần còn lại của cơ thể và dẫn đến tim đập nhanh hơn. Điều đó có thể xảy ra ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. 

Da nhợt nhạt hoặc vàng

Máu của bạn chịu trách nhiệm 1 phần cho màu da của bạn, đặc biệt là ở những người có làn da nhợt nhạt. Đây cũng là một câu trả lời cho câu hỏi MCHC thấp là bị gì ? Một số người mắc các dạng thiếu máu khác nhau hoặc các biến chứng về huyết sắc tố khác sẽ có biểu hiện nhợt nhạt hoặc vàng vì có ít máu tạo màu cho da.

Hụt hơi

Khi cơ thể gặp khó khăn trong việc lấy đủ oxy, bạn có thể cảm thấy khó thở. Điều này thường gặp ở những trường hợp thiếu máu nặng hơn. Và khi chỉ số MCHC trong máu thấp có thể khiến bạn cảm thấy hụt hơi, khó thở, đặc biệt là khi phải làm các công việc cần nhiều sức lực.

Chóng mặt

Đây là một tình trạng khi não của bạn không nhận đủ oxy, tình trạng chóng mặt hoặc mất thăng bằng có thể xảy ra.

Thiếu máu do MCHC thấp có thể khiến bạn bị chóng mặt và nhiều triệu chứng khác
Thiếu máu do MCHC thấp có thể khiến bạn bị chóng mặt và nhiều triệu chứng khác 

Ngoài ra, trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng thiếu máu và giá trị MCHC thấp có thể khiến bạn gặp các triệu chứng như:

  • Ngất xỉu
  • Nhức đầu
  • Khó tập trung
  • Đau ngực

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn cần liên hệ các cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ cần thiết ngay lập tức.

3. Nguyên nhân khiến chỉ số MCHC trong máu thấp

MCHC thấp là bị gì? Có nhiều tình trạng có thể khiến MCHC trong xét nghiệm máu thấp hơn bình thường. Nguyên nhân tiềm ẩn khiến giá trị MCHC thấp bao gồm:

Lượng sắt hấp thụ thấp

Cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của bạn là rất quan trọng để tránh thiếu máu. Theo khuyến cáo, nam giới trưởng thành cần cung cấp 8 mg sắt mỗi ngày và ở phụ nữ trưởng thành là 18 mg. Nếu chế độ ăn uống và bổ sung của bạn không đủ lượng này thì bạn có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt và mức MCHC thấp.

Thiếu vitamin

Để đảm bảo cơ thể có thể tạo đủ máu cho cơ thể, bạn không phải chỉ cần bổ sung sắt. Nếu bạn không nhận đủ vitamin B12 hoặc folate, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu vitamin và chỉ số MCHC trong máu thấp .

Nguyên nhân phổ biến nhất của MCHC thấp là thiếu máu. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc thường dẫn đến MCHC thấp. Tình trạng này có nghĩa là các tế bào hồng cầu của bạn nhỏ hơn bình thường và nồng độ huyết sắc tố giảm.

Các bệnh lý

Điều nhiều người quan tâm là MCHC thấp là bị gì ? Cơ thể bạn không có khả năng hấp thụ chất sắt, có thể do các tình trạng như 

  • Bệnh celiac, bệnh Crohn và phẫu thuật cắt dạ dày
  • Mất máu cấp độ thấp mãn tính theo thời gian do chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc loét dạ dày
  • Tan máu hoặc sự phá hủy sớm các tế bào hồng cầu theo thời gian

Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, MCHC thấp và thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc có thể do:

  • Một số loại ung thư
  • Nhiễm ký sinh trùng 
  • Ngộ độc chì

Nguyên nhân di truyền

Một số trường hợp mức MCHC thấp có thể là do di truyền như bệnh lý thiếu máu hồng cầu hình liềm, trong đó các tế bào hồng cầu trong máu bị cong không sống lâu như các tế bào khỏe mạnh. 

4. Chẩn đoán tình trạng MCHC trong máu thấp

Để có thể chẩn đoán liệu bạn có bị MCHC trong máu thấp hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC).

Đây là tập hợp các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra mức MCHC của bạn và xét nghiệm thể tích tiểu cầu trung bình (MCV).

Bên cạnh đó, họ cũng sẽ kiểm tra nồng độ sắt trong máu của bạn để tìm ra nguyên nhân. Xét nghiệm này bao gồm kiểm tra mức độ sắt và khả năng liên kết sắt của bạn, để đo xem cơ thể bạn có hấp thụ chất sắt như mong muốn hay không.

Tất cả những điều này có thể được thực hiện từ cùng một lần lấy máu và hai xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây thiếu máu.

Mức MCHC trung bình nằm trong khoảng từ 30 đến 34 gHb/100ml. Và bạn sẽ được chẩn đoán là có MCHC trong máu thấp khi chỉ số của bạn nhỏ hơn con số này.

5. Điều trị tình trạng MCHC trong máu thấp

Giờ bạn đã biết MCHC trong máu thấp là gì? Vậy làm sao để điều trị tình trạng này và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra?

Một số bệnh thiếu máu có chỉ số MCHC trong máu thấp có thể được điều trị bằng cách bổ sung sắt, folate hoặc vitamin B12. Các loại khác, đặc biệt là bệnh thiếu máu di truyền nghiêm trọng, có thể cần truyền máu, dùng thuốc hoặc cấy ghép tủy xương. Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.

Bên cạnh các liệu pháp y tế, điều trị bệnh thiếu máu khi có chỉ số MCHC thấp sẽ cần bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng các thực phẩm bổ sung, dùng thuốc hoặc truyền máu. Những phương pháp điều trị này có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại bệnh viện tùy theo yêu cầu của bác sĩ.

Thiếu máu thiếu sắt trầm trọng có thể cần bổ sung sắt, liệu pháp sắt qua đường tĩnh mạch hoặc truyền máu. Mục đích là để khôi phục các tế bào hồng cầu, huyết sắc tố và nồng độ sắt.

Trung bình, đàn ông trưởng thành cần 8,7 miligam (mg) và phụ nữ trưởng thành cần 14,8 mg sắt mỗi ngày. Sau khi mãn kinh, phụ nữ có thể giảm lượng sắt tiêu thụ xuống còn 8,7 mg mỗi ngày.

Một dạng tổng hợp của protein erythropoietin ở người đôi khi có thể được sử dụng thay vì truyền máu. Thuốc này kích thích tủy xương tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn và tăng huyết sắc tố.

Mặc dù phương pháp điều trị này đã được FDA chấp thuận cho một số ứng dụng, chẳng hạn như bệnh thiếu máu do hóa trị liệu, nhưng nó vẫn chưa được phê duyệt cho tất cả các loại bệnh thiếu máu. 

Một số loại bệnh thiếu máu có thể được ngăn ngừa bằng cách tuân theo chế độ ăn có đủ chất sắt, vitamin B-12, folate và vitamin C để tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh.

Thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt. Người ăn chay và thuần chay có thể cần tăng lượng sắt bằng đậu, đậu lăng, đậu phụ và đậu Hà Lan.

Các loại thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào
Các loại thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung bằng các thực phẩm tăng cường chất sắt như ngũ cốc, đậu nành, sữa hạt và một số nhãn hiệu nước cam.

Như vậy, MCHC đề cập đến nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu của bạn. Hemoglobin là protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Kết quả xét nghiệm máu MCHC thấp có thể cho thấy thiếu máu do thiếu sắt hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác. Chế độ ăn uống và bổ sung thường có thể giúp phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu. Và kết quả xét nghiệm MCHC sẽ giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị thích hợp nhất dành cho bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ trưởng thành

Các biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ trưởng thành

Chỉ số MCHC trong máu cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Chỉ số MCHC trong máu cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em: Một vấn đề cần được quan tâm

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em: Một vấn đề cần được quan tâm

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 99, chỉ số HCT là 0.307 có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

Xét nghiệm máu chỉ số HGB 11.4, MCV 74.3, MCH 24.8, NEU 33.6, LYM 58.3 nghĩa là sao?

129

Bài viết hữu ích?