Zalo

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số Glucose trong máu thường được sử dụng trong việc xác định các tình trạng hạ đường huyết hay tăng đường huyết. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được sử dụng rất nhiều trong việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Vậy chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu và các yếu tố khiến Glucose trong máu cao là gì?

1. Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Glucose máu hay đường huyết là nguồn năng lượng quan trọng nhất của cơ thể, đặc biệt là rất cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Xét nghiệm chỉ số Glucose trong máu được xem như một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các tình trạng tăng hay hạ đường huyết, ngoài ra còn được sử dụng trong việc theo dõi sức khỏe định kỳ của một người bình thường. Chỉ số đường huyết (glycemic index) viết tắt là GI, được định nghĩa là nồng độ Glucose có trong huyết thanh, thường được đo bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/l (tùy vào cơ sở thực hiện xét nghiệm). Thông thường, chỉ số Glucose trong máu liên tục thay đổi từng phút, từng ngày. Điều này liên quan đến chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt hàng ngày, ngoài ra còn liên quan đến vấn đề bệnh tật. Vậy Glucose trong máu cao là gì? Nếu lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường, ngược lại lượng đường giảm xuống sẽ gây ra tình trạng tụt đường huyết. Vậy nồng độ Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường và kết quả xét nghiệm máu Glucose thể hiện điều gì, dưới đây là một số thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1.1. Chỉ số Glucose máu khi ngủ

Nhiều người thắc mắc rằng, khi ngủ, nồng độ Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu? Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực nội tiết, chỉ số Glucose trong máu của một người bình thường vào thời điểm trước khi đi ngủ có thể từ 6,0 - 8,3 mmol, tương đương với khoảng 110 - 150 mg/dl.

1.2. Chỉ số Glucose máu khi đói

Theo dõi chỉ số Glucose quả thực rất cần thiết, đặc biệt là giá trị tại thời điểm bạn đang đói. Chỉ số Glucose máu khi đói là một trong những giá trị quan trọng được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường. Vậy khi đói thì nồng độ Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường? Thông thường, chỉ số Glucose khi đói thường nằm trong khoảng từ 3,9 mmol/L - 5 mmol/L, tương đương với 70mg/dL - 92 mg/dL. Trong đó, các bác sĩ thường đo chỉ số Glucose lúc đói vào buổi sáng sớm (lúc chưa ăn sáng), hoặc cách bữa ăn ít nhất là 8 tiếng đồng hồ.

Nhiều người thắc mắc Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?
Nhiều người thắc mắc Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

1.3. Chỉ số Glucose máu sau khi ăn

Chắc hẳn, rất nhiều người sẽ thắc mắc không biết sau khi ăn thì nồng độ Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường? Đối với người khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý liên quan đến đường huyết, chỉ số Glucose trong máu  sau khi ăn 1 - 2 giờ đồng hồ thường nhỏ hơn 6,6 mmol/L, tức là nhỏ hơn 120mg/dL.

1.4. Ngưỡng chỉ số Glucose an toàn đối với người bình thường

  • Glucose máu bất kỳ : < 7,8 mmol/l (tương đương < 140 mg/dL).
  • Glucose máu lúc đói: < 5,6 mmol/l (tương đương < 100 mg/dL).
  • Sau bữa ăn: < 7,8 mmol/l (tương đương < 140 mg/dl).

Nhiều người sẽ thắc mắc rằng Glucose trong máu bao nhiêu là cao, câu trả lời đơn giản là chỉ cần các giá trị sau khi bạn xét nghiệm cao hơn so với những con số đã được nêu ở trên. Trên thực tế thì chỉ số Glucose trong máu sẽ thay đổi tùy từng giai đoạn trong ngày, tùy vào loại thực ăn bạn ăn, tùy vào độ tuổi, chủng tộc và chỉ số HbA1C. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ bạn những yếu tố này và cùng với kết quả xét nghiệm máu Glucose, để xác định liệu bạn có đang mắc những bệnh lý liên quan đến đường huyết hay không.

2. Các yếu tố khiến kết quả xét nghiệm máu Glucose tăng cao?

Chúng ta đã xác định được giá trị glucose trong máu bao nhiêu là bình thường. Như chúng ta đã biết, bệnh lý đái tháo đường chính là nguyên nhân thường gặp nhất khiến nồng độ Glucose tăng cao trong huyết thanh. Vậy hãy cùng tìm hiểu những yếu tố khác cũng khiến kết quả xét nghiệm máu Glucose tăng cao.

Có nhiều yếu tố khiến kết quả xét nghiệm máu Glucose tăng cao
Có nhiều yếu tố khiến kết quả xét nghiệm máu Glucose tăng cao

2.1. Chế độ ăn uống

Những loại thức ăn bạn tiêu thụ hằng ngày chính là những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến đường huyết của bạn. Đó có thể là do tác động của carbohydrate, đường và tinh bột trong thực phẩm gây ra. Việc ăn quá nhiều các loại đường đơn giản có trong những loại nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo… hoặc ăn quá nhiều tinh bột có trong gạo, bánh mì trắng, thực phẩm chiên, đồ đóng hộp… Ngoài ra các loại nước trái cây chứa nhiều đường cũng là những nguyên nhân hàng đầu khiến kết quả xét nghiệm máu Glucose tăng cao. Chọn các loại carbs tốt, như bánh mì đen, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc chưa qua chế biến như lúa mạch hoặc quinoa, đậu, mì ống làm từ lúa mì nguyên cám, sữa chua và rau… thay cho những loại Carbs không tốt như đã nêu ở trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm chất xơ, protein, Vitamin, chất khoáng… để giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

2.2. Ngủ quá ít

Không nghỉ ngơi hay ngủ không đầy đủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng đến khả năng cơ thể bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Ngủ thiếu giấc, dù chỉ trong một đêm cũng khiến cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả hơn. Điều đó có thể làm cho lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người trưởng thành khỏe mạnh chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm trong 6 ngày. Vào cuối cuộc nghiên cứu, khả năng phân hủy Glucose của cơ thể họ trung bình thấp hơn 40%. Các bác sĩ tin rằng khi bạn bước vào giấc ngủ sâu, hệ thống thần kinh hoạt động chậm lại và não của bạn sử dụng ít đường trong máu hơn.

2.3 Tập thể dục quá nhiều (hoặc quá ít)

Khi bạn hạn chế vận động, chỉ số Glucose có thể tăng lên do cơ thể không tiêu thụ đường để chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ bắp hoạt động. Ngoài ra, việc tập thể dục quá nhiều có thể có tác dụng tương tự. Cơ chế là khi bạn vận động quá nhiều, cơ thể sẽ dần cạn kiệt năng lượng (đường), lúc này gan sẽ tăng chuyển hóa Glycogen thành Glucose để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Các hoạt động nặng nhọc, như đẩy tạ, chạy bộ đường dài… các hoạt động mang tính cạnh tranh, như chạy đua, có thể làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể. Ngay cả một bài tập nhẹ, chẳng hạn như đi bộ hoặc làm việc nhà nhẹ, có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện cách cơ thể bạn phản ứng với insulin. Nghiên cứu cho thấy rằng đi dạo 15 phút sau bữa tối có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

2.4. Căng thẳng

Khi bạn bị áp lực, căng thẳng, stress… cơ thể sẽ giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline. Các hormone này có thể làm cơ thể, cụ thể là các mô tế bào ít nhạy cảm hơn với Insulin, khiến việc hấp thụ Glucose vào tế bào giảm đi, từ đó khiến lượng đường trong máu tăng lên. Vì thế, nếu đang stress hãy tìm cách thư giãn như ngồi thiền, tập yoga, thực hiện các các sở thích của bạn thân, đi chơi với bạn bè… điều này tốt cho lượng đường trong máu và sức khỏe tổng thể.

Căng thẳng làm kết quả xét nghiệm máu Glucose tăng cao
Căng thẳng làm kết quả xét nghiệm máu Glucose tăng cao

2.5. Việc sử dụng thuốc

Insulin là một trong những loại thuốc chính có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nhưng nếu bạn bỏ lỡ một liều hoặc dùng sai liều thuốc có thể khiến chỉ số Glucose của mình tăng lên đột biến. Một số loại thuốc khác, chẳng hạn như corticosteroid, có thể có tác dụng tương tự. Các loại thuốc khác có thể làm tăng nồng độ Glucose trong máu bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc kháng viêm
  • thuốc trị hen suyễn
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc hạ huyết áp

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này và nhận thấy lượng đường trong máu của mình cao, hãy nói chuyện với bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời

2.6. Hút thuốc lá

Những người thường xuyên hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao. Hút thuốc làm cho việc giảm lượng đường trong máu của bạn trở nên khó khăn hơn.

2.7. Mất nước

Lượng Glucose của bạn có thể cao hơn bình thường khi bạn bị mất nước, do hệ thống tuần hoàn máu trở nên cô đặc hơn. Nguy hiểm hơn là chỉ số Glucose máu tăng cao có thể có tác dụng làm bạn đi tiểu nhiều hơn, từ đó làm tình trạng mất nước trở nên nặng nề.

2.8. Hiện tượng sinh lý

Trong một số trường hợp, lượng đường huyết cao có thể là do phản ứng sinh lý của cơ thể. Một ví dụ là vào sáng sớm, cơ thể thường tiết ra nhiều hormone Cortisol (2 - 8 giờ sáng). Hormone này như đã nói sẽ làm cơ thể kém nhạy cảm hơn với insulin. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng, phụ nữ thường trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin trong vòng 1 tuần trước khi đến ngày hành kinh, điều này có thể khiến kết quả xét nghiệm máu Glucose tăng cao. Một trường hợp khác cũng khá thường gặp là hiện tượng tăng đường huyết vào những ngày nóng bức. Nhiệt độ cao có thể khiến cơ thể kém nhạy cảm với hormone Insulin, lượng đường từ đó tăng lên, hệ quả là gây ảnh hưởng ngược lại đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể Chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu cũng như các yếu tố khiến kết quả xét nghiệm máu Glucose tăng cao. Lời khuyên dành cho bạn là hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe nói chung và theo dõi chỉ số Glucose trong máu nói riêng, để kịp thời phát hiện những thay đổi trong cơ thể, từ đó có hướng xử trí kịp thời. Bên cạnh đó việc thực hiện các xét nghiệm glucose máu có thể giúp tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, đặc biệt là các nguy cơ ở người thừa cân béo phì. Bác sĩ sẽ phân tích kết quả xét nghiệm glucose máu để đưa ra sự tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp nhất với từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Ai cần làm xét nghiệm glucose máu?

Ai cần làm xét nghiệm glucose máu?

Giảm cân bằng cách giảm insulin để ổn định đường huyết

Giảm cân bằng cách giảm insulin để ổn định đường huyết

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

175

Bài viết hữu ích?