Zalo

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số PCT trong máu cao có thể hỗ trợ chẩn đoán nhiễm khuẩn trong cơ thể. Vậy chỉ số PCT trong máu thấp có ý nghĩa gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin về chỉ số PCT máu thấp.

1. Chỉ số PCT trong máu là gì?

PCT là viết tắt của Procalcitonin được biết là tiền chất của hormon calcitonin. PCT thường được sản xuất trong tuyến giáp bởi các tế bào C, ngoài ra PCT cũng có thể được sản xuất bởi các tế bào khác như tế bào gan, monocyte, phổi,... trong cơ thể khi bị kích thích bởi một tổn thương nặng, đặc biệt trong trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân. Trong cơ chế tăng sinh PCT có thể kể đến những dẫn chất chính như là cytokin tiền viêm, nội độc tố vi khuẩn, IL-6 và TNF-α. Tuy nhiên nơi tổng hợp cũng như giải phóng PCT trong cơ thể chủ yếu vẫn là tại gan. Thời gian bán hủy trong huyết tương của PCT trong khoảng từ 19 đến 24h.

Chỉ số PCT trong máu hỗ trợ chẩn đoán nhiễm khuẩn hiệu quả
Chỉ số PCT trong máu hỗ trợ chẩn đoán nhiễm khuẩn hiệu quả

Nếu đánh giá với các marker khác như Interlekin, CRP thì PCT có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Trong nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết đây được xem là một marker đặc hiệu. Chức năng thận với nồng độ PCT trong máu độc lập. Chỉ số này không bị ảnh hưởng bởi các đáp ứng tự miễn khác hoặc nhiễm virus. Nồng PCT trong máu thấp có giá trị tiên lượng được âm tính cao nhằm giúp loại trừ được khả năng nhiễm khuẩn huyết và ngược lại nồng độ PCT trong máu cao khẳng định chẩn đoán nhiễm khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, nhất là khi có xuất hiện của các cơ quan, hậu quả của quá trình suy đa tạng, viêm toàn thân, …

2. Cần thực hiện xét nghiệm chỉ số PCT trong máu khi nào?

Chỉ định định lượng nồng độ PCT trong máu hỗ trợ trong các trường hợp:

  • Chẩn đoán phân biệt viêm không do nhiễm khuẩn và viêm do nhiễm khuẩn (ví dụ như viêm màng não)
  • Chỉ số PCT thường dùng để theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các biến chứng của nhiễm khuẩn gây ra hoặc nhiễm khuẩn ảnh hưởng hệ thống, đặc biệt cần chú ý trong nhiễm khuẩn huyết (hay còn gọi là nhiễm trùng máu).
  • Dùng chỉ số PCT để đánh giá tiên lượng cũng như là diễn biến của các bệnh viêm nặng như hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, viêm phúc mạc và hội chứng suy đa tạng.
  • Trong điều trị nhiễm khuẩn cần sử dụng chỉ số PCT để chỉ dẫn và đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng kháng sinh. Ngoài ra còn dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn trên đối tượng là trẻ em bị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, trong các trường hợp khác nếu bị tổn thương mô do phẫu thuật, chấn thương hoặc bỏng, nghi ngờ cơ thể bị nhiễm vi khuẩn thứ cấp, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số PCT trên người bệnh. Sau đây là một số triệu chứng gợi ý nhiễm khuẩn mà bác sĩ có thể yêu cầu để thực hiện định lượng nồng độ của PCT trong công thức máu như sau:

  • Người bệnh bị sốt và ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi
  • Có dấu hiệu lơ mơ, mất tỉnh táo.
  • Xuất hiện cảm giác đau dữ dội
  • Tim đập loạn nhịp
  • Khó thở
  • Huyết áp giảm xuống rất thấp
  • Tiểu tiện ít
Lơ mơ, mất tỉnh táo là một trong những triệu chứng gợi ý nhiễm khuẩn
Lơ mơ, mất tỉnh táo là một trong những triệu chứng gợi ý nhiễm khuẩn

Nhận thấy được rằng trong các trường hợp có dấu hiệu của nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm công thức máu, cụ thể hơn là PCT trong máu nhằm xem xét chỉ số này có cao hơn mức cho phép hay không để từ đó hỗ trợ đưa ra chẩn đoán. 

3. Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Trên mỗi đối tượng sẽ có một giá trị tham chiếu của chỉ số PCT như sau:

  • Ở trẻ khi vừa sinh: giá trị tham chiếu chỉ số PCT là < 2,0ng/ml (nanogram trên mililit).
  • Ở trẻ từ 18 – 30 giờ tuổi: giá trị tham chiếu chỉ số PCT tăng lên ≤ 20ng/ml
  • Ở trẻ khi được 72 giờ tuổi: giá trị tham chiếu chỉ số PCT giảm xuống ≤ 0,15ng/ml
  • Còn đối với trẻ em sau khi sinh 72 giờ và người lớn: giá trị tham chiếu chỉ số PCT là ≤ 0,15ng/ml

Nếu chỉ số PCT trong máu càng cao sẽ biểu thị tình trạng nhiễm khuẩn càng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số PCT có giá trị dưới 0,05ng/ml: Giá trị bình thường
  • Chỉ số PCT có giá trị từ 0,05 đến 0,5ng/ml: Có thể có xuất hiện nhiễm trùng, tuy nhiên chưa phải là nhiễm trùng toàn thân như nhiễm trùng máu mà là nhiễm trùng ở dạng khu trú, ví dụ như nhiễm trùng trên đường đường hô hấp. Đối với trường hợp này, cần được xem xét một cách cẩn thận kết hợp với các xét nghiệm khác như cấy nước tiểu, cấy máu, công thức máu toàn phần (CBC), protein phản ứng C (CRP), xét nghiệm lactate (acid lactic), khí máu và phân tích dịch não tủy (CSF).
  • Chỉ số PCT có giá trị từ 0,5 đến 2,0ng/ml: Có khả năng đã có nhiễm trùng ở mức độ toàn thân nhưng không chắc chắn để có thể chẩn đoán nhiễm trùng huyết. Ngoài ra vẫn không loại trừ trường hợp nhiễm trùng khu trú, nhiễm trùng hệ thống dưới mốc thời gian là 6 giờ.
  • Chỉ số PCT có giá trị từ 2.0 đến 10ng/ml: Đã có thể chẩn đoán là viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, tuy nhiên chưa có suy đa tạng.
  • Chỉ số PCT có giá trị > 10ng/ml: Tình trạng nhiễm trùng huyết ở mức nghiêm trọng hoặc đã xảy ra sốc nhiễm trùng. Tình trạng suy đa tạng đã diễn ra và có nguy cơ tử vong cao.

Đối với người đang được điều trị nhiễm trùng, nếu mức procalcitonin ổn định hoặc tăng lên cho thấy rằng cần phải tiếp tục điều trị. Ngược lại, đang điều trị nhiễm trùng mà chỉ số PCT máu thấp hoặc giảm xuống, có nghĩa là cơ thể của người bệnh đang có đáp ứng với điều trị một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh thành công thì nồng độ PCT trong máu cũng sẽ giảm trong thời gian bán hủy từ 24 đến 35 giờ. Vì vậy, chỉ số PCT trong máu thấp khi đang tiến hành điều trị nhiễm khuẩn là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ và chọn ra phương pháp điều trị tốt nhất. Có thể thấy được xét nghiệm máu được xem là 1 phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi 1 tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, từ đó giúp bạn có thể chủ động theo dõi cũng như quản lý sức khỏe của bản thân, đặc biệt là với những người có vấn đề về cân nặng hoặc liên quan đến chuyển hóa hay thừa cân, béo phì.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương Xem thêm bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương
xem thêm
Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số gran trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số gran trong xét nghiệm máu là gì?

2569

Bài viết hữu ích?