Zalo

Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sau khi có kết quả xét nghiệm, rất nhiều người thắc mắc MID là gì trong xét nghiệm máu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì? Ngoài ra còn có một số chia sẻ liên quan khác đến xét nghiệm máu.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

MID là gì trong xét nghiệm máu? Chỉ số MID chính là tỷ lệ phần trăm của bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa bazơ và bạch cầu monoxit. Như vậy chỉ số MID % chính là chỉ số xét nghiệm máu của loại máy đếm tế bào thuộc thế hệ cũ, do đó mà từng loại bạch cầu ở trên không được phân tách riêng lẻ.

Ở giới hạn bình thường thì tổng số lượng bạch cầu trong máu nằm trong khoảng từ 4 - < 10 G/I. Nhưng khi cho ra kết quả xét nghiệm có chỉ số MID% trong máu cao có nghĩa là lượng bạch cầu trong máu tăng, nguyên nhân gây ra có thể do các bệnh về bạch cầu, bệnh máu ác tính hay nhiễm trùng. Cụ thể là bệnh bạch cầu dòng tủy mạn, dòng tủy cấp. Ngoài ra, các bệnh như: bệnh u bạch cầu hay bạch cầu lympho cấp, lympho mạn thì nguyên nhân gây ra có thể do có sự thiếu hụt của Vitamin B12 hoặc do nhiễm khuẩn, ...

Xét nghiệm máu giúp chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe
Xét nghiệm máu giúp chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe

2. Cách đọc kết quả MID trong xét nghiệm máu

Tổng số bạch cầu trong máu khi ở giới hạn bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 4 đến < 10 G/l, khi có kết quả xét nghiệm mà chỉ số MID của bạn vẫn nằm trong giới hạn này thì có khả năng số lượng của bạch cầu từng loại vẫn đang trong giới hạn bình thường. Sau khi hiểu kết quả xét nghiệm máu MID là gì? thì khi kết quả xét nghiệm chỉ số MID của bạn có giá trị cao hơn giá trị 10 G/l (giá trị trên thuộc khoảng bình thường) thì bạn cũng không nên vội lo lắng, bởi vì cần phải có sự kết hợp số lượng tuyệt đối của các loại bạch cầu thì kết quả mới thực sự có giá trị. Lời khuyên là bạn nên thực hiện kiểm tra lại xét nghiệm tổng phân tích các tế bào máu ngoại vi sau khoảng 1 tháng, bên cạnh đó cần có sự kết hợp với các triệu chứng trên lâm sàng củ để các bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Số lượng, kích thước và hình dạng của mỗi tế bào máu đều có ý nghĩa nhất định trong đánh giá tình trạng sức khỏe
Số lượng, kích thước và hình dạng của mỗi tế bào máu đều có ý nghĩa nhất định trong đánh giá tình trạng sức khỏe

Ngoài ra còn có một số chỉ số công thức máu khác bên cạnh chỉ số MID trong xét nghiệm máu bạn có thể tham khảo như sau:

Dòng Hồng cầu:

  • Hồng cầu: Kích thước, số lượng, hình dạng (RDW, MCHC, MCH, RBC, MCV, , Hồng cầu nhân, Hồng cầu lưới) .
  • Hb (Hemoglobin ): Huyết sắc tố (HB)
  • Hct (Hematocrit ): Thể tích khối của hồng cầu (HCT)

Dòng Bạch cầu: Kích thước, số lượng, hình dạng (WBC, Bách phân được các loại bạch cầu: Lymphocyte, Basophil, Neutrophil, Eosinophil, Monocyte và các loại bạch cầu bất thường khác)

Dòng Tiểu cầu: Kích thước, số lượng, hình dạng (MPV, PLT)

Ý nghĩa cụ thể hơn của một số chỉ số khác trong xét nghiệm máu được trình bày dưới đây:

  • WBC: Đây là chỉ số cho biết về số lượng Bạch cầu. Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu: 4 – 10 x 109/L (ở người lớn).

Đánh giá là giảm Bạch cầu khi: Bạch cầu < 4 x 109/L. Đánh giá là tăng Bạch cầu khi : Bạch cầu > 10 x 109/L.

  • Lymph#: Đây là chỉ số cho biết về số lượng Bạch cầu Lympho tuyệt đối. Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu: 1 – 4 x 109/L ( ở người lớn ). Đánh giá là giảm bạch cầu lympho khi : Lymphocyte < 1 x 109/L Đánh giá là tăng bạch cầu lympho khi : Lymphocyte > 4 x 109/L
  • Gran#: Đây là chỉ số cho biết số lượng bạch cầu hạt trung tính (hay còn gọi là Neutrophil) tuyệt đối. Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu: 1,7 – 7 x 109/L (ở người lớn).

Đánh giá là tăng bạch cầu hạt trung tính khi: Neutrophil > 7 x 109/L.

Đánh giá là giảm bạch cầu hạt trung tính khi: Neutrophil < 1,7 x 109/L

  • Mid#: Đây là chỉ số chung cho các loại bạch cầu ít gặp ở máu ngoại vi như Basophil, Eosinophil, Monocyte, Bạch cầu bất thường …Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu: Basophil: 0,01 – 0,05 x 109/L, Eosinophil: 0,05 – 0,5 x 109/L, Monocyte: 0,1 – 1 x 109/L, Bạch cầu bất thường: 0 HGB: Đây là chỉ số cho biết lượng huyết sắc tố trong Hồng cầu (Hemoglobin). Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu là: 120 – 160 g/L RBC: Đây là chỉ số cho biết số lượng Hồng cầu. Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu: 3,8 – 5,5 x 1012/L HCT: Đây là chỉ số cho biết thể tích khối Hồng cầu (Hematocrit). Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu: 40 – 54 L/L (ở nam) và 0,37 – 0,47 L/L (với nữ).
  • MCV: Đây là chỉ số cho biết thể tích hồng cầu trung bình. Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu: 80 – 100 fl. Đánh giá là giảm khi : MVC < 80 fl gọi là Hồng cầu nhỏ Đánh giá là tăng khi : MCV > 100fl gọi là Đại Hồng cầu
  • MCH: Đây là chỉ số cho biết số lượng Hemoglobin (trung bình được tính trong một hồng cầu). Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu: 27 – 32 pg (Hồng cầu đẳng sắc). Đánh giá là giảm khi: MCH < 27 pg, gọi là hồng cầu nhược sắc Đánh giá là tăng khi: MCH > 32 pg (ít gặp)
  • MCHC: Đây là chỉ số cho biết nồng độ Hemoglobin (Hb) trung bình có trong một hồng cầu. Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu: 320 – 360 g/L. Đánh giá là giảm khi: MCHC < 320 g/L gọi là hồng cầu nhược sắc Đánh giá là tăng khi: MCHC > 360 g/L (ít gặp).
  • RDW-CV: Đây là chỉ số cho biết tỷ lệ khác biệt về kích thước giữa các hồng cầu. Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu là: 10 – 15 %. Khi chỉ số RDC-CV > 15%: đánh giá sự phân bố giữa các quần thể hồng cầu có sự khác biệt lớn về kích thước (to, nhỏ, không đều)
  • PLT: Đây là chỉ số cho biết số lượng tiểu cầu. Trị số bình thường nằm trong khoảng tham chiếu là: 150 – 400 x 109/L. Đánh giá là giảm tiểu cầu khi: tiểu cầu < 100 x 109/L mới cần đặt vấn đề quan tâm đến việc giảm tiểu cầu. Đánh giá là tăng tiểu cầu khi: Tiểu cầu > 400 x 109/L
  • MPV: Đây là chỉ số cho biết thể tích trung bình của tiểu cầu. Trị số bình thường nằm trong khoảng tham khảo là: 7 – 10fL.
  • PDW: Đây là chỉ số cho biết tỷ lệ khác biệt về kích thước giữa các tiểu cầu (thường ít sử dụng thông số này).

Qua bài viết trên có thể thấy được xét nghiệm máu được xem là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi một tình trạng bệnh lý cụ thể, giúp khách hàng có thể chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe của bản thân, đặc biệt với những người có vấn đề về cân nặng hoặc chuyển hóa…

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương Xem thêm bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số gran trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số gran trong xét nghiệm máu là gì?

10820

Bài viết hữu ích?