GRAN trong xét nghiệm máu là chỉ số miêu tả số lượng bạch cầu hạt trong cơ thể và là từ viết tắt của Granulocyte. Theo bác sĩ, trong máu của chúng ta tồn tại nhiều loại tế bào với chức năng khác nhau, cơ bản gồm tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào tiểu cầu. Trong đó, tế bào bạch cầu sẽ được phân chia thành nhiều loại và một trong số đó là bạch cầu hạt (Granulocyte). Loại tế bào này có đặc điểm đặc trưng là tế bào chất sẽ bắt màu nhuộm khác nhau khi quan sát dưới kính hiển vi quang học, bên cạnh đó là những đặc điểm khác như sau:
Hiện nay, các nhà khoa học sẽ phân bạch cầu hạt thành 3 loại và được đặt tên theo thuộc tính nhuộm màu của, cụ thể là:
Mỗi loại bạch cầu hạt sẽ đảm nhận một chức năng và có vai trò riêng trong cơ thể, cụ thể như sau:
Chỉ số GRAN trong xét nghiệm máu hay số lượng bạch cầu hạt trong cơ thể một người bình thường giao động từ 2000 đến 7800 con cho mỗi mm3 máu. Từng thành phần cơ bản của bạch cầu hạt sẽ có giới hạn bình thường khác nhau, cụ thể như sau:
Trường hợp GRAN trong xét nghiệm máu cao, đồng nghĩa số lượng bạch cầu hạt gia tăng hơn mức trung bình, có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang đối diện với các bệnh lý nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc một số tình huống đặc biệt như viêm phổi, áp xe gan… Ngoài ra, khi GRAN trong xét nghiệm máu cao còn có thể liên quan đến các bệnh lý ác tính như bạch cầu cấp hoặc bạch cầu kinh. Chỉ số GRAN trong xét nghiệm máu cao có thể biểu hiện qua một vài triệu chứng như bệnh nhân luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, hay đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu hay tâm lý căng thẳng. Ngoài ra, nếu liên quan đến nhiễm khuẩn thì bệnh nhân còn có thể bị sốt và có các triệu chứng nhiễm trùng tương ứng với từng cơ quan.
Ngược lại, khi chỉ số GRAN trong xét nghiệm máu thấp có nghĩa là số lượng bạch cầu hạt thấp hơn so với mức trung bình. Chỉ số GRAN trong xét nghiệm máu thấp chủ yếu liên quan đến bệnh bạch cầu mạn, bên cạnh đó là những nguyên nhân khác như nhiễm lao, sốt xuất huyết, nhiễm trùng nặng hay nhiễm một số chủng virus như HIV hay viêm gan B.
Tóm lại, xét nghiệm máu vốn là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng và là một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát. Khi xét nghiệm máu mang đến giá trị giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán hoặc theo dõi 1 tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, đặc biệt với những người đang mắc vấn đề về gan, mật, rối loạn chuyển hóa, thừa cân béo phì… Vì thế bạn nên thực hiện xét nghiệm máu định kỳ 6 tháng/ 1 lần tại các cơ sở y tế uy tín để ngăn ngừa kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.
8651
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
8651
Bài viết hữu ích?