Zalo

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh lý đái tháo đường là nỗi lo lắng của không ít bệnh nhân, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe, cũng như tính mạng của người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán hay phát hiện bệnh lý này, quan trọng nhất vẫn phải kể đến xét nghiệm chỉ số Glucose máu. Vậy chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

1. Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Để hiểu được chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì, trước hết bạn cần biết Glucose ở đây chính là đường trong máu. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể được sử dụng dụng như một nguyên liệu được đốt cháy tại các tế bào để tạo ra năng lượng, H2O và CO2. Glucose cũng tham gia vào quá trình tổng hợp Glycogen, các acid béo và một số acid amin. Glucose được điều hòa bởi một số hormone, mà quan trọng nhất vẫn là hormone Insulin của tuyến tụy. Vậy chỉ số glucose trong máu là gì? Chỉ số Glucose trong máu là lượng đường trong máu của bạn hay còn có thể gọi là “đường huyết”. Glucose trong máu rất quan trọng vì sự biến đổi của nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng quát. Hàm lượng đường trong máu được xét định bằng xét nghiệm định lượng Glucose trong máu (xét nghiệm đường máu). Chỉ số đường máu này là không giống nhau ở mỗi người. Thậm chí chỉ số này có thể thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Định lượng glucose trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh lý liên quan đến đường huyết như đái tháo đường, rối loạn dung nạp đường, hạ đường huyết… Đồng thời, chỉ số này cũng được dùng để đánh giá các chức năng gan, chức năng của tuyến tụy nội tiết và ảnh hưởng của một số chất nội tiết khác bên trong cơ thể chúng ta.

2. Chỉ định thực hiện chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Phần thông tin bên trên đã trả lời cho thắc mắc chung của nhiều người về xét nghiệm máu glucose là gì, vậy khi nào ta cần thực hiện xét nghiệm đường máu. Hiện nay, xét nghiệm đường máu thường được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường, cũng như là theo dõi trong quá trình điều trị tình trạng này. Những đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh lý đái tháo đường bao gồm:

  • Người trên 45 tuổi
  • Người thừa cân hay béo phì
  • Người có tiền sử rối loạn Lipid máu (Cholesterol và/hoặc triglyceride tăng trong máu)
  • Những người lười vận động hoặc có lối sống hạn chế việc vận động.
  • Những người có tiền sử gia định bị bệnh đái tháo đường
  • Người có tiền sử tăng huyết áp hoặc có người trong gia đình bị tăng huyết áp.
  • Phụ nữ mang thai có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ
  • Những người có tiền sử kháng Insulin
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa
  • Người bị mắc tiền tiểu đường (có lượng đường trong máu ở sát ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường)
  • Người có tiền sử ngưng thở khi ngủ

Ngoài ra, khi phát hiện một số dấu hiệu nghi ngờ một người bị bệnh tiểu đường, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này:

  • Khát nước thường xuyên và cơn khát càng tăng dần
  • Cảm giác khô miệng
  • Cảm giác thèm ăn và cảm giác đói nhiều hơn
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Cảm giác ngứa ran ở bàn chân
  • Các vết thương lâu lành lại
  • Giảm thị lực
Glucose trong xét nghiệm máu là gì là thắc mắc của nhiều nhiều người
Glucose trong xét nghiệm máu là gì là thắc mắc của nhiều nhiều người

Bên cạnh đó, chỉ số glucose máu còn được sử dụng để kịp thời phát hiện những tình trạng gây hạ đường huyết như:

  • Ăn uống kém, nôn lâu ngày
  • Các bệnh lý ở tụy như u tụy
  • Dùng quá liều các thuốc điều trị đái tháo đường, đặc biệt là insulin
  • Thiểu năng nội tiết như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên, thiểu năng tuyến thượng thận…
  • Xơ gan giai đoạn cuối, thiểu năng gan
  • Sau phẫu thuật cắt dạ dày
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật

Cuối cùng như đã nói ở trên, những phụ nữ mang thai cũng rất cần thực hiện xác định chỉ số Glucose máu. Đặc biệt là những mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ như thừa cân béo phì, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng tiền tiểu đường hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. Vì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường nói riêng và bệnh rối loạn chuyển hóa nói chung đang ngày càng gia tăng, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đồng thời, bệnh đái tháo đường có thể tồn tại âm thầm trong nhiều năm mà không có triệu chứng nào rõ ràng. Do đó, xét nghiệm chỉ số glucose cũng thường được đưa vào chương trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 - 12 tháng/ năm để giúp người dân kịp thời phát hiện chỉ số đường huyết bất thường.

3. Cách đọc và ý nghĩa của chỉ số Glucose

Chúng ta đã biết được chỉ định xét nghiệm glucose trong máu là gì, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về cách đọc và ý nghĩa của chỉ số này. Trước tiên, bạn cần phải biết rằng có rất nhiều cách được sử dụng để xác định chỉ số Glucose trong máu, ví dụ như xét nghiệm đường máu đói, xét nghiệm đường máu mạch, nghiệm pháp dung nạp đường, xét nghiệm đường máu lúc no… Mỗi cách xét nghiệm sẽ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, vì thế cũng là một chỉ số đường máu nhưng ý nghĩa của chúng sẽ khác nhau.

Xét nghiệm máu glucose là gì?
Xét nghiệm máu glucose là gì?

3.1. Chỉ số Glucose của người bình thường

Nồng độ glucose của người bình thường là:

  • Nồng độ glucose lúc đói (trước bữa ăn) nằm trong khoảng từ 5 - 7,2 mmol/l (tương đương 90 -130 mg/dl)
  • Nồng độ glucose thường ở dưới mức 10 mmol/l (tương đương 180 mg/dl) khi được đo sau khi ăn khoảng 1 - 2 tiếng.
  • Chỉ số glucose trước khi đi ngủ nằm ở trong khoảng 6 - 8,3 mmol/l (tương đương 100 - 150 mg/l)

3.2. Chỉ số Glucose máu ở người bị đái tháo đường

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì và các xác định chỉ số Glucose máu ở người bị đái tháo đường, dưới đây là một số thông tin về tiêu chuẩn xác định bệnh nhân đái tháo đường bằng chỉ số Glucose máu:

  • Nồng độ Glucose trong máu bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL (tương đương 7 mmol/L) đo được ở bệnh nhân đã nhịn ăn (bao gồm cả việc không uống nước ngọt) trong ít nhất 8 giờ.
  • Nồng độ Glucose trong máu bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL (tương đương 11,1 mmol/L) tại thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường (uống 75 gram đường).
  • Nồng độ Glucose trong máu lấy tại thời điểm bất kỳ bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL (tương đương 11,1 mmol/L) kèm với các triệu chứng liên quan đến tăng glucose máu đã được nêu ở trên.

Những bệnh nhân không có triệu chứng điển hình của tình trạng tăng Glucose máu bao gồm uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều không rõ nguyên nhân, thì cần lặp lại những xét nghiệm ở trên ít nhất 2 lần để xác định chính xác chẩn đoán (thời gian thực hiện 2 lần xét nghiệm nên cách nhau ít nhất 1 - 7 ngày).

3.3. Chỉ số Glucose máu ở người bị tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường là tình trạng những người có chỉ số đường máu gần đến ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường, những người này thường có nguy cơ cao bị bệnh trong tương lai. Các chỉ số bao gồm:

  • Rối loạn chỉ số Glucose máu lúc đói: Glucose máu lúc đói từ 100 - 125 mg/dL (tương đương 5,6 - 6,9 mmol/L).
  • Rối loạn dung nạp Glucose: Glucose máu ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường (uống 75 gram đường) nằm trong khoảng 140 - 199 mg/dL (tương đương 7,8 - 11 mmol/L).

Những người này có thể chưa đủ để chẩn đoán đái tháo đường, đây chỉ được xem là những tình trạng rối loạn chỉ số Glucose máu. Tuy nhiên, những bệnh nhân này vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng liên quan đến tháo đường, đặc biệt là biến chứng mạch máu lớn, vì thế cần phải thường xuyên được kiểm tra và đồng thời thực hiện các phương pháp điều trị thích hợp.

3.4. Ý nghĩa khác của chỉ số glucose trong máu là gì?

Glucose tăng cao trong máu cho thấy có nguy cơ bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Tuy nhiên, mức tăng này cũng có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác. Dưới đây là một vài trường hợp bệnh lý có thể khiến chỉ số Glucose trong máu bạn tăng lên:

  • Tình trạng nhiễm độc giáp
  • Viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính
  • Cơ thể thừa Adrenalin do sốc, căng thẳng, bỏng…
  • Cơ thể thừa corticoid do bệnh cushing, dùng thuốc corticoid…
  • Người người đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng
  • Bệnh to đầu chi
  • Người người bị chấn thương
  • Sau phẫu thuật
  • Người gặp phải tình trạng Stress
  • Phụ nữ mang thai
  • Người vừa mới ăn no, hoặc tiêm truyền Glucose
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, các thuốc chẹn beta giao cảm, các thuốc điều trị bệnh thần kinh hay rối loạn lipid máu…

Ngược lại, chỉ số glucose huyết thanh ở mức thấp cũng cảnh báo tình trạng hạ đường huyết. Mức giảm glucose máu có ý nghĩa phản ánh một số vấn đề sau:

  • Dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, đặc biệt là Insulin
  • Đói bụng
  • Tập thể dục hoặc hoạt động gắng sức
  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Tình trạng tiết Insulin quá mức trong u tế bào beta của tụy
  • Suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp
  • Các bệnh lý gan thận
  • Sốt rét.
Biết được glucose trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý nguy hiểm
Biết được glucose trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý nguy hiểm

4. Cần làm gì khi chỉ số Glucose bất thường?

Khi đã nắm được các kiến thức về xét nghiệm máu glucose là gì, chúng ta cần phải làm gì khi chỉ số này bất thường trong máu? Đối với những người gặp phải tình trạng tăng chỉ số Glucose máu, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Những người bị đái tháo đường hay tiền đái tháo đường cần phải có chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Bạn chỉ được phép ăn một lượng thực phẩm vừa đủ không nên ăn quá nhiều. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa tinh bột hay đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp. Bên cạnh đó, hãy tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm như rau củ quả giàu chất xơ… Bệnh nhân nên nhờ các bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được tư vấn xây dựng chế độ ăn cụ thể cho bản thân.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao: Việc hoạt động thể chất mỗi ngày luôn mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời, điều này còn đặc biệt tốt đối với những bệnh nhân đái tháo đường. Việc hoạt động sẽ khiến cơ thể tận dụng nguồn glucose dư thừa trong máu để chuyển hóa thành năng lượng, từ đó giúp giảm và ổn định chỉ số đường máu. Bạn có thể áp dụng những phương pháp tập luyện đơn giản như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập gym, tập Yoga…
  • Giảm cân: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học cùng chế độ tập luyện hợp lý để duy trì mức cân nặng lý tưởng, điều này rất tốt cho việc ổn định mức đường huyết.
  • Kiểm tra định kỳ: Một số yếu tố nguy cơ của đái tháo đường như gen hay di truyền rất khó để ngăn ngừa. Nhưng các yếu tố sinh hoạt, chế độ ăn và rèn luyện có thể thay đổi được. Vì thế bạn cần kiểm tra đường huyết định kỳ để giúp bạn kịp thời thay đổi có kế hoạch kiểm soát đường huyết sau cho phù hợp hơn, cũng như hạn chế biến chứng có thể xảy ra do bệnh lý này.

Đối với những người gặp phải tình trạng hạ đường huyết, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Thông báo với bác sĩ và điều chỉnh lại thời lượng cũng như liều lượng thuốc nếu nguyên nhân hạ đường huyết là do thuốc điều trị đái tháo đường.
  • Hãy luôn ăn uống đúng giờ, tránh để đói bụng, nhất là đối với những người có sức khỏe kém, trẻ em, người lớn tuổi, người suy dinh dưỡng hoặc đang các bệnh lý nào đó.
  • Tránh vận động quá sức, người người không đủ sức khỏe cần tránh tập thể dục ở cường độ cao.
  • Kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh lý có khả năng gây ra tình trạng hạ đường huyết như đã kể ở trên.
  • Những người có tiền sử hạ đường huyết nên luôn mang theo trong người những loại đồ ăn nhẹ như bánh kẹo, các loại hạt, ngũ cốc… để sử dụng khi cần thiết.

Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu thường được sử dụng để chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị bệnh lý đái tháo đường. Ngoài ra, còn được sử dụng trong việc xác định các tình trạng hạ đường huyết khác. Dù bạn đang gặp phải bất kỳ tình trạng nào liên quan đến bất thường chỉ số Glucose máu cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện nay xét nghiệm máu được biết đến là một xét nghiệm cơ bản trong kiểm tra sức tổng quát, giúp bác sĩ chủ động theo dõi sức khỏe của từng đối tượng người bệnh. Đây là 1 xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện lúc đói để đảm bảo tính chính xác. Việc thực hiện các xét nghiệm glucose máu có thể giúp tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, đặc biệt là các nguy cơ ở người thừa cân béo phì, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì có thể đăng ký xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp. Với việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu tại đây luôn đảm bảo cung cấp các thông tin về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, hemoglobin,…chính xác, qua đó các bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bạn, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án xử lý kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Mức HbA1c trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Mức HbA1c trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

143

Bài viết hữu ích?