“Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì?” hay “xét nghiệm glucose máu?” luôn là băn khoăn của nhiều người. Thực tế, glucose máu được hiểu là hàm lượng đường trong máu hay đường huyết, có giá trị quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Khi chỉ số đường huyết giảm sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc có thể bị ngất đi nếu lượng đường trong máu không đủ và dẫn tới tình trạng hạ đường huyết.
Glucose trong máu có thể được hình thành từ các loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Đây cũng chính là nguồn năng lượng chính của hầu hết các tế bào sống trong cơ thể. Khi lượng đường thiếu hụt hoặc dư thừa có thể khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng và gây ra các vấn đề liên quan đến tăng đường huyết, biến chứng…
Xét nghiệm glucose trong máu giúp xác định nồng độ glucose trong máu và giúp khẳng định xem 1 người bệnh có bị đái tháo đường hay không. Kết quả xét nghiệm định lượng glucose trong máu sẽ khác nhau ở các thời điểm trong ngày. Kết quả này ở mỗi người cũng khác nhau và chỉ số sẽ biến đổi theo từng phút .
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hoá cần có kế hoạch kịp thời kiểm soát, theo dõi thường xuyên nhằm đảm bảo lượng đường trong máu ở mức ổn định và an toàn. Xét nghiệm chỉ số glucose máu đóng vai trò quan trong trong sàng lọc bệnh đái tháo đường. Thông số này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh từ đó có thể đề xuất kế hoạch điều trị hợp lý bằng thuốc hoặc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Mức đường huyết ở tình trạng cao có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm như tăng áp lực thẩm thấu máu, nhiễm toan ceton…
Người bệnh có thể thực hiện định lượng chỉ số glucose máu tại nhà bằng các thiết bị đo đường huyết cá nhân. Tuy nhiên, những kết quả thu được chỉ mang tính chất tham khảo nhằm theo dõi mức đường huyết khi điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt… và nó không có giá trị để chẩn đoán bệnh.
Bệnh đái tháo đường có thể tồn tại trong nhiều năm mà không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, xét nghiệm glucose máu được đưa vào chương trình khám sức khỏe cộng đồng định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm để có thể sớm phát hiện chỉ số đường huyết bất thường. Đặc biệt là ở những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:
Trong một số trường hợp, nếu có các triệu chứng sau thì sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm do nghi ngờ mắc đái tháo đường:
Phụ nữ đang ở thời kỳ mang thai nên thực hiện xét nghiệm glucose máu nhằm tầm soát với bệnh đái tháo đường. Đặc biệt với những phụ nữ có nguy cơ đái tháo đường như: Hội chứng tiền đái tháo đường, hội chứng buồng trứng đa nang, thừa cân béo phì hoặc gặp tình trạng tăng cân quá mức trong giai đoạn thai kỳ.
Glucose luôn tồn tại một lượng nhất định trong máu ở mỗi người, đóng vai trò như năng lượng cho mọi hoạt động.
Chỉ số glucose ở mức bình thường:
Trường hợp người bệnh có chỉ số glucose máu không nằm trong giới hạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn sẽ gây ra các ảnh hưởng đáng kể cho người bệnh:
Trong mọi tình huống, cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra chỉ số glucose máu nếu có xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ. Điều này cũng giúp người bệnh sớm được điều trị và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Với những trường hợp có chỉ số glucose trên 7mmol/l hoặc từ 6.4 - 7mmol/l thì đều được bác sĩ chỉ định thực hiện định lượng glucose máu lúc đói. Đồng thời, người bệnh cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để tránh bệnh tiến triển thành đái tháo đường.
Như vậy, xét nghiệm glucose máu là một xét nghiệm máu cơ bản trong kiểm tra sức tổng quát, giúp bác sĩ chủ động theo dõi sức khỏe của từng đối tượng người bệnh. Đây là 1 xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện lúc đói để đảm bảo tính chính xác. Việc thực hiện các xét nghiệm glucose máu có thể giúp tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, đặc biệt là các nguy cơ ở người thừa cân béo phì. Bác sĩ sẽ phân tích kết quả xét nghiệm glucose máu để đưa ra sự tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp nhất với từng người.
139
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Ozempic có an toàn không? Hiểu về độ an toàn và những điều cần cân nhắc
Kết quả xét nghiệm đường huyết 5.5 có vượt ngưỡng bình thường không?
Chỉ số đường huyết 6.5 là cao hay thấp?
Mức glucose trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?
Những điều cần biết thuốc Ozempic: Công dụng, Tác dụng phụ và Chi phí
139
Bài viết hữu ích?