Zalo

Mức glucose trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu thường được lấy từ máu tĩnh mạch hoặc máu chích đầu ngón tay với công dụng sàng lọc các bệnh đái tháo đường type 2 -một tình trạng bệnh lý nội khoa phổ biến. Vậy mức glucose trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

1. Xét nghiệm glucose máu là gì?

Glucose huyết chủ yếu đến từ carbohydrate trong thực phẩm và đồ uống bạn tiêu thụ - đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Máu sẽ mang glucose đến tất cả các tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Một số quá trình của cơ thể sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức khoẻ mạnh đặc biệt. Đặc biệt, Insulin do tuyến tụy tạo ra là tác nhân quan trọng để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Vì vậy chỉ số glucose trong xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện các trường hợp glucose huyết tăng cao do bệnh đái tháo đường hoặc các bất thường xảy ra ở tuỵ khiến việc sản xuất insulin bị gián đoạn hoặc cơ thể không đáp ứng với insulin.

Có những loại xét nghiệm đường huyết chính gồm:

  • Xét nghiệm đường huyết mao mạch: là xét nghiệm sử dụng một giọt máu từ vết chích ở đầu ngón tay để xác định mức đường huyết trong máu một cách nhanh chóng.
  • Xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch: là xét nghiệm sử dụng một mẫu máu từ tĩnh mạch, thường là một phần trong xét nghiệm sinh hoá để đánh giá nồng độ glucose trong máu. Xét nghiệm này cũng thường chính xác hơn so với xét nghiệm đường huyết mao mạch.
  • Thiết bị theo dõi glucose liên tục: là một lựa chọn cho những người cần theo dõi lượng đường trong máu liên tục như bệnh nhân đái tháo đường type 1.
glucose trong xét nghiệm máu cao
Xét nghiệm glucose huyết giúp đánh giá lượng đường trong máu có liên quan đến các tình trạng sức khoẻ

2. Ai cần thử nghiệm mức glucose trong xét nghiệm máu?

Có các lý do chính khiến các bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện một xét nghiệm glucose máu gồm có:

  • Các trường hợp khám sức khỏe định kỳ thường được yêu cầu thử nghiệm máu để làm một công thức máu toàn diện và bảng sinh hoá máu bao gồm chỉ số glucose huyết.
  • Người bệnh có các triệu chứng đường huyết cao quá mức có thể liên quan đến đái tháo đường như khát nước, đi tiểu thường xuyên (đa niệu), mệt mỏi, cảm thấy rất đói, giảm cân bất thường, nhìn mờ, chậm lành vết thương. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như nôn mửa, thở dốc, lú lẫn thì cần đến cơ sở y tế gần nhất vì có thể đang mắc phải tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
  • Người bệnh có các triệu chứng đường huyết thấp như run rẩy, đổ mồ hôi, ớn lạnh, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đói dữ dội, lo lắng, khó chịu.
  • Sử dụng một loại thuốc dài hạn có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu như corticosteroid cũng cần kiểm tra đường huyết định kỳ

Tuy nhiên vai trò phổ biến nhất của xét nghiệm đường huyết vẫn là sàng lọc bệnh đái tháo đường type 2, một tình trạng bệnh lý nội khoa phổ biến hiện nay. Các nhà khoa học khuyến nghị người trên 35 tuổi nên sàng lọc đái tháo đường bằng xét nghiệm đường huyết thường xuyên. Để thực hiện xét nghiệm đường huyết bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì ngoại trừ nước lọc trong vòng 8-10 giờ trước khi xét nghiệm. Hãy yên tâm rằng xét nghiệm đường huyết luôn là một phần thường xuyên và thiết yếu trong quá trình sàng lọc y tế và có rất ít rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện loại xét nghiệm này.

3. Mức glucose trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Mức đường huyết lúc đói bình thường đối với người không mắc bệnh tiểu đường là từ 70-99 mg/dL (3,9- 5,5 mmol/L). Mức đường huyết từ 100-125 mg/dL (5,6-6,9 mmol/L) cho thấy bạn có thể được xếp vào nhóm tiền đái tháo đường và đường huyết trên 126 mg/dL (> 7 mmol/L) thuộc nhóm người bệnh đái tháo đường.

glucose trong xét nghiệm máu cao
Mức đường huyết bình thường sẽ từ 70-99 mg/dL

4. Mức glucose trong xét nghiệm máu thế nào là bất thường?

Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu cao khi mức đường huyết lúc đói đạt 100-125 mg/dL (5,6-6,9 mmol/L) tương ứng với tình trạng tiền đái tháo đường, người bệnh có thể có tới 50% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong vòng 5-10 năm tới nhưng vẫn có những phương pháp có thể thực hiện được để ngăn ngừa phát triển đái tháo đường type 2.

Nếu mức đường huyết lúc đói trên 126 mg/dL (> 7 mmol/L) có nghĩa là bạn đang mắc bệnh đái tháo đường. Lúc này bác sĩ có thể yêu cầu thêm xét nghiệm HbA1c- thể hiện mức đường huyết trung bình trong vài tháng gần đây để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh. Có một số loại bệnh đái tháo đường khác nhau khiến chỉ số glucose huyết tăng cao gồm:

  • Đái tháo đường type 2: Xảy ra khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng tốt insulin (kháng insulin) khiến lượng đường trong máu cao. Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất
  • Đái tháo đường type 1: là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy khiến chúng không còn có thể sản xuất insulin nữa. Người bệnh đái tháo đường type 1 thường có lượng đường huyết rất cao
  • Đái tháo đường thai kỳ: có thể phát triển ở phụ nữ mang thai vào giữa thai kỳ từ tuần 24-28 và biến mất sau khi thai kỳ kết thúc.

Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khác gây ra mức glucose trong máu tăng như:

  • Các vấn đề với tuyến thượng thận (Hội chứng Cushing)
  • Các vấn đề với tuyến tụy như viêm tuỵ
  • Bệnh cường giáp
  • Căng thẳng do phẫu thuật hoặc chấn thương
  • Sử dụng thuốc (corticosteroid)

Kết quả đường huyết dưới 70 mg/dL được coi là thấp. Các đợt hạ đường huyết thường gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang dùng thuốc. Nếu bạn không bị tiểu đường thì mức đường huyết thấp trong máu có thể là do:

  • Bệnh gan, thận
  • Suy giáp
  • Bệnh Addison (suy thượng thận)
  • Rối loạn sử dụng rượu

Tóm lại, mức glucose trong xét nghiệm máu đói ở người bình thường sẽ rơi vào khoảng 70-99 mg/dL và các tình trạng rối loạn đường huyết thường có liên quan đến đái tháo đường type 1 và type 2.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Xét nghiệm máu phát hiện tiểu đường không? Cách đọc kết quả xét nghiệm máu tiểu đường

Xét nghiệm máu phát hiện tiểu đường không? Cách đọc kết quả xét nghiệm máu tiểu đường

Mức HbA1c trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Mức HbA1c trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Xét nghiệm máu có được ăn sáng không?

Xét nghiệm máu có được ăn sáng không?

Cách kiểm tra bệnh thận

Cách kiểm tra bệnh thận

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

20

Bài viết hữu ích?