Hemoglobin là protein trong hồng cầu giúp mang oxy đi khắp cơ thể, khi lượng glucose trong máu quá cao có thể kết hợp với hemoglobin. Chính vì các tế bào hồng cầu có thể tồn tại trung bình 120 ngày vì vậy chỉ số HbA1c (viết tắt của glycated hemoglobin) giúp đánh giá lượng đường trong máu trong 2-3 tháng qua. Càng có nhiều glucose trong máu thì càng có nhiều glucose có thể gắn với huyết sắc tố. Nếu tỷ lệ phần trăm hemoglobin A1c quá cao thì đường huyết trung bình trong những tháng trước cũng quá cao. HbA1c chính là xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường type hoặc theo dõi, kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Như đã đề cập, kết quả xét nghiệm máu HbA1c cung cấp thông tin cơ bản về mức đường huyết trong 2-3 tháng qua từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường, điều chỉnh mục tiêu điều trị và kiểm soát tiểu đường hiệu quả hơn. Chỉ số HbA1c trong xét nghiệm máu được đánh giá với các mức độ như sau:
Chỉ số HbA1c trong máu chỉ được đánh giá là bình thường khi có giá trị dưới 5,7%. Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương đương với giá trị đường huyết tăng lên 30 mg/dl (1,7 mmol/l). Ngoài ra, nếu đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết bằng HbA1c có thể như sau:
Kết quả HbA1c trong xét nghiệm máu cao quá mức bình thường có thể gặp trong các trường hợp như:
Ngược lại, kết quả HbA1c có thể giảm trong một số trường hợp như bệnh thalassemia, hồng cầu hình liềm, thiếu máu tan máu, hậu phẫu cắt lách hoặc phụ nữ mang thai.
Tóm lại, xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm đường huyết quan trọng giúp sàng lọc và theo dõi bệnh lý đái tháo đường. Trong bất kỳ trường hợp nào thì bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm, đặc biệt là khi đường huyết không ổn định thì nên xét nghiệm thường xuyên hơn khoảng 3 tháng/ lần. Từ kết quả này các bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh từ đó đưa ra lộ trình điều trị phù hợp.
15
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
15
Bài viết hữu ích?