Trong suốt cuộc sống của hồng cầu thì glucose kết hợp với hemoglobin liên tục và gần như không hồi phục. Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên cao hơn so với bình thường với thời gian dài thì có thể glucose sẽ phản ứng với hemoglobin và không cần enzym xúc tác. Phản ứng sẽ tạo thành hemoglobin bị glycosyl hóa. Trong hồng cầu có tồn tại 3 loại HbA1 chiếm tỷ lệ 97 đến 99%, HbA2 chiếm tỷ lệ 1 đến 3% nhưng HbF ở bào thai chỉ xuất hiện ở dạng vết.
Trong HbA1 có 3 nhóm nhỏ a, b, c và HbA1c chiếm tỷ lệ 80%. Nồng độ HbA1c có thể tương quan thuận với nồng độ glucose huyết tương với thời gian trung bình khoảng từ 6 đến 12 tuần trước đó. Vì vậy, với xét nghiệm chỉ số HbA1c trong máu có thể được xác định nhằm giúp bác sĩ nhận định được nồng độ glucose máu trung bình trong khoảng từ 2 đến 4 tháng trước đó và đánh giá được hiệu quả quá trình điều trị đái tháo đường.
Thông thường, tuyến tụy trong cơ thể sẽ tiết insulin để chuyển hoá lượng glucose trong thức ăn được đưa vào cơ thể. Nhưng khi cơ thể thiếu hụt insulin hoặc do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả thì glucose có thể bị dính vào hemoglobin. Khi đó, tế bào hồng cầu trong cơ thể sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể đồng thời các phân tử glucose cũng đi theo cùng. Bên cạnh đó, do tế bào hồng cầu có tuổi thọ từ 2 đến 3 tháng nên việc thực hiện chỉ số xét nghiệm HbA1c nên thực hiện định kỳ.
Các trường hợp xảy ra khi chỉ số HbA1c thay đổi gồm:
Trong khoảng 0.005% thời gian hàng ngày thì quá trình gắn kết của glucose với hemoglobin diễn ra. Sau khi thực hiện quá trình này thì có thể tồn tại trong khoảng 120 ngày và thời gian thay đổi sang trạng thái khác có thể diễn ra trong khoảng 4 tuần. Ở người bình thường thì chỉ số xét nghiệm HbA1c tồn tại trong máu khoảng 4 đến 6% lượng hemoglobin. Khi chỉ số này tăng 1% thì lượng đường trong máu tăng khoảng 30mg/dl tương ứng với 1.7mmol/l.
Chỉ số HbA1c lớn hơn 6.5% tức là lượng glucose trong máu tăng cao, khi đo lượng đường huyết của người bệnh đang không kiểm soát tốt, và người bệnh có thể mắc các bệnh lý đái tháo đường, suy thận và ngộ độc chì…
Nếu chỉ số HbA1c dưới 4% thì lượng glucose trong máu giảm xuống nguyên nhân có thể do đang mang thai hoặc mới hiến máu hoặc người bệnh mới thực hiện cắt lách, hoặc đang mắc các bệnh lý thiếu máu và thiếu sắt,…
Vậy các mức độ của chỉ số HbA1c là:
Ở đối tượng thừa cân béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy bị giảm trong thời gian dài làm cho khả năng chuyển hóa glucose trong máu cũng giảm theo. Vì vậy, những người bị thừa cân béo phì có thể có nguy cơ cao thừa hàm lượng đường huyết, đồng thời biến những trường hợp này thành nạn nhân của bệnh đái tháo đường.
Mặc dù béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp những đò những lý do trên thì nguy cơ dẫn tới bệnh cao hơn nhiều. Theo thống kê hiện nay ở Việt Nam có khoảng 50% bị tình trạng thừa cân béo phì, và theo ý kiến của các chuyên gia trọng lượng cơ thể có mối liên quan khá chặt chẽ với khả năng kháng insulin.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, giảm cân sẽ kéo theo tình trạng nhạy cảm của insulin và ngược lại. Và nếu cân nặng tăng thêm 20 đến 25% thì xuất hiện tình trạng tăng insulin trong máu và kháng insulin sẽ xuất hiện.
Xét nghiệm chỉ số HbA1c được xem xét ở người thừa cân béo phì với các yếu tố nguy cơ như hoạt động thể chất kém, có tiền sử dụng gia đình mắc đái tháo đường, chủng tộc hoặc dân tộc có nguy cơ cao, huyết áp cao, bất thường trong chuyển hoá lipid, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử bệnh tim mạch,...
Chỉ số xét nghiệm HbA1 cũng sẽ được chỉ định thực hiện để theo dõi cũng như kiểm soát đường huyết cho đối tượng này. Đồng thời còn giúp tiên lượng sự xuất hiện và tiến triển của những biến chứng vi mạch do đái tháo đường liên quan đến thừa cân béo phì gây ra.
Khi đường huyết được kiểm soát tốt thì chỉ số HbA1c sẽ ở mức dưới 6.5%. Người bệnh phải có chế độ luyện tập hợp lý, điều độ, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau xanh để duy trì kết quả này. Song song với đó, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả và an toàn. Hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.
56
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
56
Bài viết hữu ích?