Zalo

Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sau khi ăn carbohydrate cơ thể sẽ chuyển hoá thành glucose để sử dụng làm năng lượng. Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu giúp đo lường lượng đường huyết trong máu của bạn, từ đó chẩn đoán các vấn đề về rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường hoặc kiểm soát tình trạng đường huyết trong cơ thể. Vậy thực sự glucose trong xét nghiệm máu là gì?

1. Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Glucose trong xét nghiệm máu thể hiện nồng độ đường huyết của một người trong thời điểm thực hiện xét nghiệm. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể và được kiểm soát bằng một loại hormone là insulin giúp di chuyển glucose từ máu vào tế bào để sử dụng. Khi xét nghiệm đường máu cho thấy quá nhiều hoặc quá ít glucose trong máu có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Mức đường huyết cao là một trong những điều kiện để chẩn đoán đái tháo đường (một rối loạn gây ra tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, lâu dài). Ngoài ra, chỉ số glucose trong xét nghiệm máu cao cũng có thể do các tình trạng khác ảnh hưởng tới lượng insulin hoặc glucose trong máu như vấn đề về tuyến tụy hoặc tuyến thượng thận.

Mức đường huyết thấp (hạ đường huyết) thường gặp ở những người mắc đái tháo đường type 1 và bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang dùng một số loại thuốc trị tiểu đường. Một số tình trạng như bệnh gan cũng có thể gây ra lượng đường trong máu thấp. Nếu không điều trị, chỉ số glucose trong xét nghiệm máu thấp có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm co giật và tổn thương não.

Ảnh 1: Glucose trong xét nghiệm máu giúp đánh giá nồng độ đường huyết trong cơ thể
Ảnh 1: Glucose trong xét nghiệm máu giúp đánh giá nồng độ đường huyết trong cơ thể

2. Vai trò của glucose trong xét nghiệm máu

Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng sức khoẻ nếu bạn có các triệu chứng về mức đường huyết cao hoặc thấp. Các triệu chứng của tăng đường huyết gồm:

  • Khát nước và đi tiểu nhiều
  • Mờ mắt
  • Mệt mỏi
  • Vết thương không lành
  • Giảm cân bất thường
  • Tê hoặc ngứa ở bàn tay, bàn chân

Các triệu chứng của đường huyết thấp gồm:

  • Cảm giác đói cồn cào
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt, cảm xúc bất ổn
  • Đau đầu
  • Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim
  • Nhìn mờ hoặc nói không rõ ràng
  • Ngất xỉu, co giật
Ảnh 2: Xét nghiệm glucose máu được sử dụng rất phổ biến trong các cơ sở y tế
Ảnh 2: Xét nghiệm glucose máu được sử dụng rất phổ biến trong các cơ sở y tế

Nhìn chung xét nghiệm đường huyết vẫn chủ yếu được sử dụng để tìm hiểu lượng đường trong máu có ở mức khoẻ mạnh không, từ đó đưa ra chẩn đoán và theo dõi bệnh lý đái tháo đường. Bạn cũng có thể cần xét nghiệm đường huyết nếu bạn có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 như:

  • Trên 45 tuổi
  • Có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường
  • Huyết áp cao
  • Không tập thể dục
  • Có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ
  • Đái tháo đường thai kỳ (Nếu đang mang thai có thể xét nghiệm glucose máu vào khoảng tuần 24-28 để kiểm tra bệnh lý này)

3. Ý nghĩa của xét nghiệm đường máu

Một kết quả glucose trong xét nghiệm máu được coi là an toàn khi đạt trên 70 mg/dl và mức đường huyết cao là trên 180 mg/dl. Chỉ số có thể thay đổi vào các thời điểm trước khi ăn, sau ăn và cả loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ, cụ thể như sau:

  • Mức đường huyết ổn định trước khi ăn: 90-130 mg/dl
  • Mức đường huyết bình thường sau ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dl
  • Mức đường huyết lúc đi ngủ ổn định khi dao động từ 110-150 mg/dl

Thông thường các bác sĩ sẽ yêu cầu một kết quả glucose trong máu lúc đói để đánh giá tình trạng sức khoẻ của bạn:

  • Nếu xét nghiệm có mức độ glucose từ 70- 130 mg/dl (4-7,2 mmol/l) được đánh giá là có chỉ số đường huyết bình thường
  • Lượng đường huyết từ 130-180 mg/dl được đánh giá là chấp nhận được
  • Đối với mức đường huyết trên 180 mg/dl là người có đường huyết cao có thể do khả năng tiết ra insulin của tuyến tuỵ bị hạn chế hoặc các tế bào không phản ứng tốt với insulin (kháng insulin)

Một số tình trạng tăng đường huyết thường gặp gồm có:

  • Đái tháo đường không được điều trị và kiểm soát
  • Bệnh cường giáp
  • Rối loạn tuyến tụy
  • Căng thẳng do phẫu thuật, bệnh nặng hoặc chấn thương

Tóm lại, chỉ số glucose trong xét nghiệm máu giúp đánh giá mức đường huyết tồn tại trong cơ thể. Không phải tất cả các bất thường về đường huyết đều do bệnh lý gây ra, vì còn phụ thuộc vào chế độ ăn và sinh lý cơ thể. Tuy nhiên đây vẫn là một chỉ số cần thiết trong xét nghiệm máu để giúp các bác sĩ phát hiện vấn đề nghiêm trọng cần xử lý ngay như hạ đường huyết hoặc tình trạng đái tháo đường có thể nguy hiểm cho sức khoẻ về sau.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích của xét nghiệm HbA1c trong máu

Mục đích của xét nghiệm HbA1c trong máu

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

66

Bài viết hữu ích?