Zalo

Xét nghiệm máu phát hiện tiểu đường không? Cách đọc kết quả xét nghiệm máu tiểu đường

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Phát hiện sớm, điều trị và cũng như theo dõi tốt đường huyết ở những bệnh lý đái tháo đường là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc kiểm soát tình trạng này. Một trong những công cụ quan trọng nhất cho liệu trình này đó là thông qua chỉ số Glucose máu. Vậy xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không và cần làm gì khi xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường bất thường?

1. Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Ngày nay, những xét nghiệm liên quan đến máu người đang dần không còn xa lạ đối với chúng ta. Các giá trị mà nó đem lại là vô cùng to lớn trong việc phát hiện, điều trị cũng như theo dõi quá trình điều trị một bệnh lý hay một tình trạng sức khỏe nào đó. Từ đó, nhiều người thường thắc mắc rằng xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không hay xét nghiệm máu có biết tiểu đường không? Trước khi trả lời cho câu hỏi này, bạn cần biết rằng nói đến xét nghiệm máu, chúng ta thường đề cập đến 2 loại xét nghiệm cơ bản bao gồm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và nhóm xét nghiệm liên quan đến sinh hóa máu. Hai loại xét nghiệm này đều lấy bệnh phẩm là máu, tuy nhiên cách bảo quản máu, phân tích máu, hoặc các công cụ đo lường… sẽ là hoàn toàn khác nhau. Trong đó, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sẽ tập trung vào việc xác định công thức máu toàn phần bao gồm các vấn đề về số lượng, chất lượng… của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… từ đó nhận định về những vấn đề như tình trạng thiếu máu, vấn đề cô đặc máu, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, khả năng đông máu, ung thư máu…Một xét nghiệm máu khác liên quan đến sinh hóa máu, là những chỉ số thể hiện tính chất, số lượng, thành phần của những chất khác trong cơ thể như chất điện giải, men gan, Ure, Creatinine, men tim, Bilirubin, Amylase, Cholesterol, Triglyceride… và đặc biệt trong số đó có thể kể đến đó là xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường - Glucose.

Thực hiện xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường
Thực hiện xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường

Vậy có thể nhận định rằng, trong xét nghiệm máu nói chung, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu không thể đưa ra được giá trị đường huyết trong máu, ngược lại xét nghiệm sinh hóa của máu có thể thực hiện được việc này. Vậy, nếu bạn đang tự hỏi xét nghiệm máu có biết tiểu đường không, thì câu trả lời sẽ là có, nếu đó là xét nghiệm sinh hóa máu.

2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu tiểu đường

Chúng ta đã biết được xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về cách đọc kết quả xét nghiệm máu tiểu đường. Hiện nay, có rất nhiều cách được sử dụng bệnh phẩm máu để xác định chỉ số Glucose, ví dụ như xét nghiệm đường máu mạch, xét nghiệm đường máu đói, xét nghiệm đường máu lúc no hay nghiệm pháp dung nạp đường. Mỗi phương pháp sẽ có một cách đọc và ý nghĩa khác nhau.

2.1. Nồng độ Glucose máu bình thường

Nồng độ đường máu bình thường là:

  • Lúc đói (trước bữa ăn): Khoảng từ 5 - 7,2 mmol/l (90 -130 mg/dl)
  • Sau khi ăn khoảng 1 - 2 tiếng: Dưới mức 10 mmol/l (180 mg/dl)
  • Trước khi đi ngủ: Khoảng 6 - 8,3 mmol/l (100 - 150 mg/l)

2.2. Nồng độ Glucose máu ở người bị đái tháo đường

Rất nhiều người thắc mắc về xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường và ý nghĩa của nó, dưới đây là một số thông tin về cách xác định bệnh nhân đái tháo đường thông qua chỉ số Glucose máu:

  • Nồng độ Glucose trong máu lớn hơn hoặc bằng 126 mg/dL (7 mmol/L) đo được ở bệnh nhân đã nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ (bao gồm cả việc không uống nước ngọt).
  • Nồng độ Glucose trong máu lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dL (11,1 mmol/L) tại thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đường (uống 75 gram đường).
  • Nồng độ Glucose trong máu tại thời điểm bất kỳ lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dL (11,1 mmol/L) đi kèm với các dấu hiệu liên quan đến tăng glucose máu như khát nước thường xuyên, thèm ăn và cảm giác đói nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Những bệnh nhân không có các dấu điển hình của tình trạng tăng đường máu, thì cần lặp lại các xét nghiệm ở trên ít nhất 2 lần để xác định chính xác hơn (thời gian lấy máu của 2 lần xét nghiệm cách nhau ít nhất 1 - 7 ngày).

2.3. Nồng độ Glucose máu ở người bị  tiền đái tháo đường

Những người có nồng độ đường huyết gần đến ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường thường xếp vào nhóm tiền đái tháo đường, những đối tượng này thường có nguy cơ cao mắc bệnh trong tương lai.

  • Rối loạn chỉ số đường máu đói: Nồng độ glucose từ 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L).
  • Rối loạn dung nạp Glucose: Nồng độ glucose tại thời điểm  sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường nằm trong khoảng 140 - 199 mg/dL (7,8 - 11 mmol/L).

Những người có những chỉ số này trong xét nghiệm sinh hóa máu có thể chưa đủ để chẩn đoán mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, những người này vẫn có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng hay biến chứng liên quan đến tiểu đường, vì thế cần phải thường xuyên kiểm tra xét nghiệm máu tiểu đường và thực hiện các phương pháp điều trị hỗ trợ thích hợp.

Cần phải thường xuyên kiểm tra xét nghiệm máu tiểu đường
Cần phải thường xuyên kiểm tra xét nghiệm máu tiểu đường

3. Cần làm gì khi xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường bất thường?

Chúng ta đã hiểu được ý nghĩa của xét nghiệm đường huyết trong việc phát hiện bệnh lý đái tháo đường. Vậy cần làm gì khi xét nghiệm máu chỉ số tiểu đường bất thường? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

3.1. Bổ sung chất xơ

Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt là cách bổ sung chất xơ an toàn và hiệu quả giúp cải thiện nồng độ đường huyết. Ngoài ra, những thực phẩm này có các chất béo và chứa carbs lành mạnh rất tốt cho sức khỏe. Bột yến mạch và lúa mạch là những lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt đặc biệt tốt cho hầu hết những người có lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, việc thêm những loại thực phẩm vào chế độ ăn uống của bạn sẽ làm giảm nguy cơ làm tăng Glucose máu, vì chúng được tiêu hóa chậm hơn nhiều so với carbohydrate đơn giản. Điều này ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu.

3.2. Giảm lượng carbohydrate đơn giản

Thực phẩm và đồ uống chứa Carbs đơn giản như soda, khoai tây chiên và gạo trắng được tiêu hóa với tốc độ nhanh hơn. Cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng hấp thụ năng lượng mà chúng cung cấp, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên. Ngoài ra, điều này có thể thúc đẩy tình trạng kháng insulin, ngăn cản các tế bào trong cơ thể bạn phản ứng với việc sản xuất insulin. Vì vậy, để giảm các con số trên xét nghiệm máu tiểu đường, hãy thử cắt lượng carbs đơn giản trong chế độ ăn uống của bạn.

3.3. Cắt giảm đồ uống chứa cồn

Uống quá đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin của cơ thể bạn. Cụ thể, uống quá nhiều rượu có thể gây viêm tuyến tụy, làm suy yếu khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên sử dụng đồ uống có chừng mực hoặc từ bỏ hoàn toàn loại thức uống độc hại này.

3.4. Bỏ hút thuốc lá

Nicotine có tác dụng tương tự như rượu đối với quá trình sản xuất insulin của cơ thể bạn. Các sản phẩm thuốc lá hoặc khói thuốc lá làm tăng lượng đường trong máu của bạn và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể gây ra tình trạng kháng insulin, một tình trạng mà các tế bào không còn phản ứng với insulin mà cơ thể bạn sản xuất. Do vậy, để ngăn ngừa những biến chứng này và giảm lượng đường trong máu, hãy bỏ thuốc lá.

3.5. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng, stress, lo lắng… có thể khiến cơ thể bạn giải phóng các hormone ngăn chặn sự hoạt động của insulin Hormone căng thẳng, Cortisol ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất insulin của cơ thể và làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Nó cũng có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn, góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Để giảm mức độ căng thẳng, hãy thử các hoạt động như ngồi thiền, hít thở sâu, tập yoga, hoặc chỉ đơn giản là tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích.

3.6. Luyện tập thể dục đều đặn

Tập thể dục có những ảnh hưởng rất tích cực trong việc giảm lượng đường trong máu của bạn. Tập thể dục giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng, làm cho các tế bào trong cơ thể bạn nhạy cảm hơn với insulin và giảm lượng mỡ thừa có liên quan đến lượng đường trong máu cao. Bạn càng năng động, bạn càng ít gặp vấn đề với lượng đường trong máu cao. Sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, hãy tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần. Tổng cộng, bạn nên tập thể dục 150 phút trở lên mỗi tuần. Cố gắng tìm một bài tập mà bạn thích, bằng cách này, bạn sẽ có nhiều khả năng gắn bó lâu dài với nó. Đi bộ, bơi hoặc đạp xe… đều là những lựa chọn tuyệt vời. Lưu ý rằng, nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy đảm bảo rằng chế độ tập luyện của bạn không gây ra các vấn đề về sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, khó thở hoặc xuất hiện các vết phồng rộp hoặc đau ở bàn chân, hãy dừng lại và gọi cho bác sĩ để được xử trí kịp thời,

Luyện tập thể dục giúp cải thiện các chỉ số trên xét nghiệm máu tiểu đường
Luyện tập thể dục giúp cải thiện các chỉ số trên xét nghiệm máu tiểu đường

3.7. Giảm cân

Giảm cân luôn là một phương pháp tự nhiên và bền vững giúp cải thiện các tình trạng bệnh lý nói riêng và tình trạng tăng đường huyết nói chung. Những biện pháp như đã kể ở trên như ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên vừa có thể giúp cải thiện đường máu của bạn, vừa giúp bạn giảm cân hiệu quả. Xét nghiệm sinh hóa máu, cụ thể là xét nghiệm chỉ số Glucose máu được xem là phương pháp quan trọng nhất để chẩn đoán tiểu đường hay đái tháo đường. Do vậy, bạn cần đi khám và kiểm tra chỉ số này thường xuyên để kịp thời phát hiện, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các liệu trình điều trị phù hợp nhất cho bạn. Với xét nghiệm máu bạn có thể thực hiện tại các cơ sở y tế. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp. Với việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu tại đây luôn đảm bảo cung cấp các thông tin về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, hemoglobin,…chính xác, qua đó các bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bạn, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án xử lý kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Mức glucose trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Mức glucose trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Cần nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm máu?

Cần nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm máu?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

77

Bài viết hữu ích?