Zalo

Vì sao người bị tiểu đường khó giảm cân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân béo phì ở người bình thường cũng đã khiến cho đối tượng gặp khá nhiều ảnh hưởng về sức khỏe và vóc dáng. Nhưng với những người mắc bệnh đái tháo đường thì tình trạng thừa cân béo phì có phần nghiêm trọng hơn. Lý do bởi ở đối tượng này còn gặp tình trạng kháng insulin và khiến cho người bệnh rất khó có thể kiểm soát được cân nặng của bản thân. Một trong số đó gặp tình trạng khó giảm cân khi bị tiểu đường. Vậy, nguyên nhân gì khiến bị tiểu đường khó giảm cân và có cách nào giúp cải thiện hay không.

1. Vì sao bị tiểu đường khó giảm cân?

Theo các nghiên cứu về đái tháo đường và thừa cân béo phì cho thấy, những người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thường có xu hướng tăng cân nhanh, đồng thời dễ dàng dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Vì vậy, nhiều người thắc mắc khó giảm cân khi bị tiểu đường?  Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tăng kháng insulin trong người bệnh. Tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm cho nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng hoặc khi đã mắc thì khó kiểm soát bệnh. Hơn nữa, tình trạng insulin trong cơ thể người bệnh tăng cao có thể xảy ra trước khi chẩn đoán sẽ làm cho  cơ thể tăng cân mất kiểm soát.  Theo ý kiến của các chuyên gia, người bệnh đái tháo đường thường khó giảm cân có thể do chịu các nguyên nhân như tình trạng kháng insulin, người bệnh luôn cảm giác đói, hoặc do một số loại thuốc kiểm soát đường huyết làm cho cân nặng có thể tăng lên. Vì vậy, nếu muốn giảm cân cho người tiểu đường, cần chú ý kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm lựa chọn chế độ ăn phù hợp, cùng với sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để tuân thủ thực hiện thuốc trong quá trình điều trị. 

Giảm cân cho người tiểu đường thường khó
Giảm cân cho người tiểu đường thường khó

2. Cách giúp kiểm soát cân nặng ở người bệnh tiểu đường

Thừa cân béo phì không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường mà còn khiến cho việc kiểm soát đường huyết của người bệnh trở nên khó khăn. Vì vậy, người tiểu đường giảm cân sẽ giúp hạn chế được những biến chứng và đồng thời duy trì tình trạng sức khoẻ tốt hơn.  Việc kết hợp chế độ ăn, chế độ luyện tập cùng với việc giữ tinh thần luôn thoải mái có thể giúp ích nhiều trong quá trình giảm cân cho người tiểu đường.  Như đã biết, glucose trong thực phẩm là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể người bệnh thực hiện quy trình xử lý glucose sẽ khác với người khoẻ mạnh bình thường. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường cần có thay đổi nhất định, đặc biệt hơn nữa là nhắm vào mục tiêu giảm cân.  Một số cách giúp người tiểu đường giảm cân nhanh và hiệu quả gồm:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng carbs cao trong khẩu phần ăn hàng ngày, chẳng hạn như gạo trắng, bánh mì trắng, bún, miến và phở…. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn ăn nhiều rau xanh, quả chín, thịt nạc, các thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh….Mặc dù vẫn cần bổ sung carbs cho cơ thể, nhưng có thể lựa chọn các loại thực phẩm có chứa đường phức tạp như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt… thay vì sử dụng các loại thực phẩm đã qua tinh chế và chế biến. 
Chế độ ăn hợp lý giúp người tiểu đường giảm cân nhanh và hiệu quả
Chế độ ăn hợp lý giúp người tiểu đường giảm cân nhanh và hiệu quả
  • Nên lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng protein phong phú. Có thể thấy rằng, protein in có tác động 2 mặt tới đường huyết trong cơ thể. Một mặt chúng có thể làm tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn ngay lúc đó, nhưng mặt khác thì lại khiến cho đường huyết tăng cao sau vài giờ ăn. Mặc dù, thực phẩm giàu protein có thể khiến cho việc tăng đường huyết đột ngột, nhưng người bệnh đái tháo đường cần những loại dưỡng chất này để chuyên hoá carbs với tốc độ chậm hơn. Bổ sung protein với lượng vừa phải sẽ giúp cho việc giữ được mức độ đường huyết ổn định.  Protein có vai trò khá quan trọng với những người đang muốn giảm cân  đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường. Theo đó, người bệnh nên chọn lựa các loại thịt nạc và có hàm lượng protein tốt như thịt gia cầm đã bỏ da, các loại cá béo,... đồng thời hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ hoặc mỡ động vật. 
  • Nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo: Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế sử dụng các loại dầu mỡ trong quá trình chế biến thức ăn. Có thể áp dụng phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp, luộc, nướng thay vì chiên rán cùng với nhiều dầu mỡ. Người bệnh đái tháo đường có thể lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng acid béo lành mạnh như cá béo, các loại hạt, quả hạch, dầu oliu, sản phẩm từ sữa và không có đường… Những thực phẩm này không chỉ tốt cho quá trình giảm cân mà còn cải thiện tiêu hoá tốt hơn. 
  • Lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như rau củ, trái cây có thể giúp cho người bệnh có cảm giác no lâu, đồng thời giúp giảm được tình trạng ăn vặt, gây tăng cân mất kiểm soát. 

Việc thực hiện chế độ ăn hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cân cho người bệnh đái tháo đường. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu thì cần thực hiện kết hợp với chế độ luyện tập phù hợp. Người bệnh đái tháo đường có thể thực hiện các bài tập thể dục trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày với các môn thể thao như đi bộ, tập yoga, bơi lội hoặc đạp xe… Thói quen luyện tập thường xuyên giúp cho giảm kháng insulin ở người bệnh đái tháo đường, từ đó quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả hơn.  Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Làm thế nào để giảm mức insulin của bạn để kiểm soát sức khỏe?

Làm thế nào để giảm mức insulin của bạn để kiểm soát sức khỏe?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Kết quả xét nghiệm đường huyết 5.5 có vượt ngưỡng bình thường không?

Kết quả xét nghiệm đường huyết 5.5 có vượt ngưỡng bình thường không?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Loại béo phì và các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến kháng insulin

Loại béo phì và các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến kháng insulin

10

Bài viết hữu ích?