Nhiều người có thắc mắc liệu rằng nên nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm máu? Một số xét nghiệm máu chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ đồng hồ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Nguyên nhân là do sau khi bạn ăn bất kỳ thứ gì thì các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose tác dụng để ruột hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động bình thường. Sau khi ăn làm cho lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng cao dẫn đến kết quả xét nghiệm máu sai lệch, không chính xác.
Nhiều người thắc mắc nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm máu? Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định thực hiện xét nghiệm máu vào thời điểm buổi sáng. Nguyên nhân là do đây là thời điểm các chỉ số của cơ thể đang ở mức ổn định, đồng thời các chất cặn bã bên trong cũng được loại bỏ ra khỏi máu và các cơ quan khác trong cơ thể người. Ngoài ra, thực hiện xét nghiệm máu nhịn ăn mấy tiếng? thì xét nghiệm vào thời điểm buổi sáng giúp bạn không phải nhịn ăn quá lâu. Thông thường, các xét nghiệm máu cần yêu cầu phải nhịn ăn khoảng từ 8 đến 12 tiếng. Nếu bạn thực hiện vào buổi chiều, bạn sẽ không được ăn uống trong cả bữa sáng và bữa trưa trong ngày thực hiện xét nghiệm máu. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm mà cơ thể sẽ thực hiện nhiều hoạt động trong ngày dẫn đến cơ thể bị mất sức. Thực tế, tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu mà bạn thực hiện thì câu trả lời của câu hỏi nhịn ăn bao lâu để xét nghiệm máu? lại có sự khác nhau nhịn ăn có thể bắt buộc hoặc không và thời gian nhịn cũng có sự khác nhau.
Trải qua quá trình tiêu hóa thì sau khi ăn thức ăn vào trong cơ thể hầu hết các chất chuyển hóa sẽ được hấp thụ vào máu. Sau đó, máu sẽ vận chuyển đến từng cơ quan chuyên biệt trong cơ thể. Do đó, sau khi bạn đã ăn thì thành phần các chất trong máu sẽ có sự thay đổi. Một số trường hợp cụ thể cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm máu như sau:
Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường. Điều cực kỳ quan trọng của xét nghiệm này là không được ăn trong thời gian kéo dài từ 8 đến 10 giờ đồng hồ trước khi thực hiện xét nghiệm. Tác dụng của nhịn ăn là định lượng hay xác định chính xác lượng đường trong máu, từ đó đưa ra chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán loại trừ được bệnh một cách nhanh chóng.
Nhịn ăn bao lâu để xét nghiệm sắt trong máu? Xét nghiệm sắt trong máu là xét nghiệm tác dụng xác định được các bệnh về máu do thiếu sắt. Trong hầu hết các món ăn thì đều có chứa một hàm lượng sắt nhất định dù ít hoặc nhiều. Do đó, trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn thường sẽ được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào thời điểm buổi sáng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
Hàm lượng cholesterol có trong máu là công cụ để các bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh mỡ máu. Đây là xét nghiệm máu có tác dụng giúp bạn có thể hạn chế được những mối nguy cơ cao đối với các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Lượng cholesterol trong máu sẽ tăng lên mức cao nếu bạn vừa mới ăn. Vì vậy, để có kết quả chính xác, cần cần đảm bảo trong vòng tối thiểu 9 giờ đồng hồ trước khi xét nghiệm không ăn hoặc không có bất kỳ loại thực phẩm hoặc loại đồ uống nào được đưa vào cơ thể.
Hầu hết các xét nghiệm máu nhằm vai trò đánh giá chức năng thận đều được yêu cầu nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 giờ đồng hồ. Nguyên nhân là do vào thời điểm này thì các chất dư thừa gần như đã được loại thải hết ra khỏi cơ thể, các chất dinh dưỡng cần thiết cũng đã được hấp thu đến các cơ quan nhất định trong cơ thể người. Lượng chất dinh dưỡng còn lại trong thận cho biết thận của bạn đang hoạt động như thế nào. Ngoài ra để trả lời câu hỏi nên nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm máu? Một số xét nghiệm chuyển hóa cơ bản cụ thể như định lượng vitamin B12, xét nghiệm điện giải đồ,… cũng được yêu cầu cần thiết phải nhịn ăn.
Tuy nhiên, các trường hợp xác định nhóm máu của cơ thể thì bạn có thể ăn sáng được. Bởi nhóm máu trong cơ thể chúng ta sẽ được xác định dựa trên xuất hiện của kháng nguyên trên hồng cầu trong máu. Kháng nguyên này được quy định do gen di truyền mà mỗi người nhận được từ bố mẹ và không chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài.
Đối với một số người việc nhịn ăn cho dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Một số lưu ý về cách nhịn ăn có thể hữu ích như sau:
Không riêng gì thức ăn mà tất cả các loại đồ uống ngoại trừ nước lọc đều có thể dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm máu. Vậy nên, bạn phải lưu ý không sử dụng các chất trên trước khi xét nghiệm máu trong thời gian 24 giờ.
Kết quả xét nghiệm máu bị sai lệch có thể dẫn đến việc bác sĩ điều trị đánh giá sai lệch về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, điều quan trọng không chỉ đơn giản là nên nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm máu? mà còn có những kiến thức cần trang bị cho chính mình.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn một cơ sở xét nghiệm máu uy tín và chất lượng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tóm lại, xét nghiệm máu tổng quát đến chuyên sâu là một trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: mỡ nhiễm máu, gout, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, thừa cân hay béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng dư thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì có thể đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp. Với việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu tại đây luôn đảm bảo cung cấp các thông tin về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, hemoglobin,…chính xác, qua đó các bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bạn, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án xử lý kịp thời.
148
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
148
Bài viết hữu ích?