Zalo

Mục đích của xét nghiệm sắt trong máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sắt là vi chất rất quan trọng trong cơ thể, góp phần cấu tạo nên hemoglobin, liên quan trực tiếp đến khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu và còn tham gia vào nhiều quá trình oxy hoá của cơ thể. Do đó, xét nghiệm sắt trong máu thường được chỉ định khi có nghi ngờ về rối loạn sắt. Vậy mục đích của xét nghiệm sắt huyết thanh là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm sắt trong máu là gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh là xét nghiệm máu với mục đích định lượng sắt gắn với transferrin trong huyết thanh. Phương pháp định lượng sắt huyết thanh được đo bằng phương pháp đo quang. Nghĩa là trong môi trường acid, transferrin bao quanh sắt bị phân tách giải phóng ion sắt tự do, các ion này phản ứng với thuốc thử cho màu đặc trưng. Mật độ quang học của phức hợp màu được đo ở bước sóng phù hợp, tỷ lệ thuận với nồng độ sắt trong mẫu bệnh phẩm. Từ đó sẽ xác định được lượng sắt trong huyết thanh. 

Xét nghiệm sắt huyết thanh sẽ giúp xác định nồng độ sắt trong máu thấp hay cao bất thường. Xét nghiệm sắt trong máu thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu hoặc 1 xét nghiệm khác cho kết quả bất thường cần tìm nguyên nhân (như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi).

2. Mục đích của xét nghiệm sắt huyết thanh

Mục đích chính của xét nghiệm sắt huyết thanh là xác định xem nồng độ sắt huyết thanh của người bệnh có bình thường hay không. Giá trị tham chiếu của xét nghiệm sắt huyết thanh là:

  •  Nam: 70- 190 mg/dl (hoặc 12,5- 34,1 mmol/L);
  •  Nữ: 60- 190 mg/dL (hoặc 10,7- 34,1 mmol/L).

Xét nghiệm thiếu sắt huyết thanh là khi giá trị nằm dưới ngưỡng tham chiếu, có thể do một số nguyên nhân như:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt;
  • Rối loạn chuyển hoá sắt;
  • Xuất huyết tiêu hoá;
  •  Rong kinh;
  • Suy giáp;
  • Hội chứng thận hư;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Hội chứng viêm (viêm khớp dạng thấp);
  • Nhiễm trùng;
  • Ung thư;
  • Bỏng diện tích lớn;
  • Hội chứng tăng ure máu.
xét nghiệm sắt
Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện bất thường về nồng độ sắt trong máu

Các trường hợp nồng độ sắt tăng hơn ngưỡng bình thường có thể là do:

  •  Cơ thể hấp thu sắt quá nhiều;
  • Thiếu máu tán huyết khiến hồng cầu vỡ hàng loạt, giải phóng sắt ra cơ thể;
  • Bệnh về gan như viêm gan, suy gan;
  • Truyền máu thường xuyên;
  • Thiếu máu ác tính Biermer;
  • Bệnh hemosiderosis;
  • Ngộ độc chì.

3. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới nồng độ sắt huyết thanh

Khi thực hiện xét nghiệm sắt trong máu thì cũng cần lưu ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới nồng độ sắt có trong huyết thanh như:

  • Bệnh nhân sử dụng các thuốc, thực phẩm giàu sắt, vitamin B12 hoặc bệnh nhân vừa truyền máu trước khi xét nghiệm.
  • Các chất kích thích như rượu, ma tuý, thuốc tránh thai, thuốc cefotaxime, chloramphenicol,… có thể sẽ làm tăng tạm thời nồng độ sắt.
  • Thuốc Metformin, testosterone, ACTH hay aspirin liều lượng lớn có thể làm giảm nồng độ sắt.
  • Việc thiếu ngủ hoặc căng thẳng, stress cũng ảnh hưởng tới nồng độ sắt, khiến cho sắt trong máu bị giảm tạm thời.
  • Tình trạng viêm, tăng lipid máu cũng có thể làm giảm giả tạo nồng độ sắt trong máu. 
xét nghiệm sắt
Sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm sắt trong máu

Nhìn chung, xét nghiệm sắt huyết thanh thường được sử dụng với mục đích đánh giá nồng độ sắt trong máu, nhằm tìm ra nguyên nhân của vấn đề thiếu máu ở người bệnh hoặc một số bệnh lý đặc biệt khác. Khi đã có thể xác định chính xác nồng độ sắt trong máu thì bác sĩ có thể đưa ra chỉ định bổ sung sắt hoặc rút bớt máu để giảm sắt cho phù hợp với lâm sàng. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe, thiếu hoặc thừa sắt thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn, các yếu tố nguy cơ và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm sắt huyết thanh bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số MCHC trong máu cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Chỉ số MCHC trong máu cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Xét nghiệm Ferritin là gì?

Xét nghiệm Ferritin là gì?

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em: Một vấn đề cần được quan tâm

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em: Một vấn đề cần được quan tâm

50

Bài viết hữu ích?