Zalo

Người khỏe bao lâu thì xét nghiệm máu 1 lần?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu tổng quát là phương pháp tiết kiệm có hiệu quả cao trong đánh giá tình trạng sức khỏe cơ bản cũng như có thể dự phòng được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngoài xét nghiệm máu tổng quát thì còn nhiều loại xét nghiệm phân tích khác dựa trên mẫu máu được bác sĩ điều trị chỉ định đối với từng trường hợp bệnh cụ thể.

1. Lý do nên làm xét nghiệm máu tổng quát?

Xét nghiệm máu là từ được sử dụng để chỉ chung đối với các loại xét nghiệm phân tích được lấy trên mẫu máu tĩnh mạch dưới da. Máu để làm xét nghiệm thường được lấy từ tĩnh mạch tay thông qua kim tiêm. Ngoài ra, các xét nghiệm trên mẫu máu lấy từ đầu ngón tay hoặc gót chân của trẻ sơ sinh cũng được gọi là xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu gồm rất nhiều loại phân tích với nhiều chỉ số khác nhau với nhiều ý nghĩa lâm sàng khác nhau. Mỗi chỉ số xét nghiệm máu lại có ý nghĩa khác nhau để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm công thức máu, hay gọi là tổng phân tích tế bào máu ngoại vi mục đích chẩn đoán các bệnh về máu, thiếu máu,…
  • Xét nghiệm mỡ máu: xét nghiệm kiểm tra các chỉ số nồng độ cholesterol, LDL-CHDL-C và triglyceride trong máu tác dụng đánh giá nguy cơ mỡ máu cao, các bệnh lý và biến chứng liên quan đến tim mạch nguyên nhân do mỡ máu.
Xét nghiệm máu đánh giá nguy cơ mỡ máu cao nên thực hiện định kỳ
Xét nghiệm máu đánh giá nguy cơ mỡ máu cao nên thực hiện định kỳ
  • Xét nghiệm đường máu tác dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
  • Xét nghiệm HIV tác dụng nhằm tìm kiếm và xác định sự có mặt của virus HIV trong máu phát hiện sớm bệnh này ngay từ khi chưa có dấu hiệu lâm sàng cụ thể.
  • Xét nghiệm viêm gan B tác dụng nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B ngay từ khi chưa có dấu hiệu lâm sàng cụ thể.

Ngoài ra, xét nghiệm máu còn rất nhiều ý nghĩa khác như chẩn đoán mang thai sớm, chẩn đoán những bệnh lây truyền qua đường tình dục,... Nhiều bệnh lý nghiêm trọng đôi khi phát hiện tình cờ khi xét nghiệm máu, chụp X-Quang, siêu âm ổ bụng tổng quát, siêu âm khác… khi khám sức khỏe định kỳ ngay từ khi người bệnh chưa có dấu hiệu triệu chứng gì. Việc phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm sẽ có cơ hội điều trị cao hơn,  hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Ngoài ra, từ việc dự đoán sớm được các yếu tố nguy cơ gây bệnh thông qua xét nghiệm máu thì bác sĩ điều trị sẽ có hướng dẫn thay đổi, điều chỉnh lối sống sinh hoạt, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn sao cho phù hợp để nâng cao sức khỏe và dự phòng nguy cơ mắc bệnh.

2. Bao lâu thì xét nghiệm máu 1 lần?

Xét nghiệm máu là xét nghiệm đơn giản, tiết kiệm song giá trị kết quả có ý nghĩa vô cùng lớn trong đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và nguy cơ bệnh lý bạn gặp phải. Trả lời câu hỏi xét nghiệm máu bao lâu một lần? Việc xét nghiệm máu bao lâu một lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc,  tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình, tình trạng sức khỏe hiện tại. Tùy vào độ tuổi của từng người cụ thể mà khi đi khám sức khỏe bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu phù hợp, đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với vào độ tuổi. Đặc biệt là những xét nghiệm máu liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với độ tuổi, các độ tuổi cụ thể như sau:

  • Với độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi thì xét nghiệm máu tập trung vào các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao như viêm gan B, viêm gan C, các bệnh lây truyền đường tình dục như lậu, giang mai; khám kiểm tra sức khỏe sinh sản và sức khỏe tiền hôn nhân.
  • Với độ tuổi từ 30 đến 40, bác sĩ sẽ tập trung tầm soát các bệnh lý có thể xuất hiện sớm ở độ tuổi này như bệnh lý liên quan đến  tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh gout,… Với phụ nữ thường sẽ được tầm soát ung thư cổ tử cung khoa.
  • Với độ tuổi trung niên, xét nghiệm tầm soát các bệnh lý liên quan đến tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp,… và tầm soát các bệnh lý ung thư phổ biến như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới cũng như ung thư vú ở nữ giới.

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới với những người từ 18 tuổi trở lên cần phải thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ cá nhân 6 tháng/ lần hoặc tối thiểu là 1 năm/ lần. Tác dụng nhằm  tầm soát các vấn đề sức khỏe cụ thể như tầm soát ung thư đối với những người có nguy cơ cao, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý ngay trong giai đoạn tiềm ẩn. Đồng thời, bác sĩ điều trị sẽ có hướng can thiệp, ngăn chặn kịp thời các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh lý thường gặp như đau dạ dày, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

Những người từ 18 tuổi trở lên cần phải thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ cá nhân 6 tháng/ lần
Những người từ 18 tuổi trở lên cần phải thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ cá nhân 6 tháng/ lần

Người bị bệnh lý nền nên xét nghiệm máu bao lâu một lần? Với những người mắc bệnh lý nền với thể trạng sức khỏe yếu thì các chuyên gia y tế khuyên rằng nên đi khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu định kỳ với tần suất nhiều hơn 2 - 3 lần trong năm và theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để nhận được kết quả sớm và chính xác.

3. Bạn cần làm gì khi kết quả xét nghiệm máu bất thường?

Khi các xét nghiệm máu có giá trị bất thường các bác sĩ sẽ thực hiện thêm các chỉ định cận lâm sàng khác kết hợp với triệu chứng lâm sàng bất thường nghi ngờ bệnh lý để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Có thể nói, xét nghiệm máu tổng quát đến chuyên sâu là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số AST trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số AST trong xét nghiệm máu là gì?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

129

Bài viết hữu ích?