Zalo

Chỉ số AST trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Gan là cơ quan trong cơ thể có hệ thống men (enzyme) hoàn chỉnh nhằm mục đích phục vụ hoạt động tổng hợp và chuyển hóa. Theo nghiên cứu, men gan có tổng cộng 4 là AST, ALT, GGT và AP và vì một nguyên nhân nào đó làm tế bào gan tổn thương thì xét nghiệm men gan trong máu sẽ tăng. Vậy chỉ số AST trong xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Ký hiệu AST trong xét nghiệm máu là gì?

Ký hiệu AST trong xét nghiệm máu là viết tắt của Aspartate Aminotransferase, bản chất là một enzyme của gan và thông qua kết quả xét nghiệm sẽ giúp đánh giá tình trạng tổn thương tế bào gan. Bên cạnh AST thì một aminotransferase khác cũng có có độ nhạy cao trong đánh giá tổn thương tế bào gan là ALT hay Alanine aminotransferase. Bên cạnh được tìm thấy trong tế bào gan, men AST còn có trong tế bào cơ tim, xương, thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu với hoạt tính giảm dần theo thứ tự kể trên. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm AST nhằm mục đích:

  • Chẩn đoán xác định hay phân biệt các bệnh lý gan;
  • Theo dõi các bệnh lý gan mật;
  • Hỗ trợ chẩn đoán nhồi máu cơ tim và các tình trạng tổn thương cơ xương;
  • Theo dõi trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc.
Ký hiệu AST trong xét nghiệm máu là viết tắt của Aspartate Aminotransferase, bản chất là một enzyme của gan
Ký hiệu AST trong xét nghiệm máu là viết tắt của Aspartate Aminotransferase, bản chất là một enzyme của gan

2. Ý nghĩa chỉ số AST trong xét nghiệm máu là gì?

Khi nhắc đến xét nghiệm men gan AST, bác sĩ sẽ chỉ định cho những bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý do tổn thương tế bào gan, cụ thể như sau:

  • Vàng da, vàng kết mạc mắt;
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc thể trạng suy yếu;
  • Chướng hoặc sưng bụng không rõ nguyên do;
  • Giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống;
  • Ngứa da kéo dài;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Phù chân và phù mắt cá chân;
  • Bầm tím không tìm được nguyên nhân.

Bên cạnh đó, một số trường hợp sau đây vẫn sẽ được xét nghiệm AST:

  • Phơi nhiễm với virus gây bệnh viêm gan;
  • Thói quen uống nhiều bia rượu hay các loại đồ uống có cồn;
  • Điều trị bằng các loại thuốc có nguy cơ tổn thương gan;
  • Bệnh nhân béo phì, đái tháo đường hoặc mắc các hội chứng chuyển hóa;
  • Tiền sử từng bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu AST và các xét nghiệm thường quy khác nhằm mục đích đánh giá hiệu quả và theo dõi các phương pháp điều trị đang áp dụng cho người bệnh.

3. Kết quả xét nghiệm máu AST là gì? Thế nào là bình thường và bất thường?

Kết quả xét nghiệm AST là gì và diễn giải như thế nào là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Chỉ số AST máu có giới hạn bình thường khác nhau giữa các nhóm đối tượng, đặc biệt là giữa nam và nữ giới:

  • Nữ giới: AST bình thường dưới 35 UI/L, thường dao động từ 9 đến 32 UI/L;
  • Nam giới: AST bình thường dưới 50 UI/L, thường giao động từ 10 đến 40 UI/L;
  • Với trẻ sơ sinh và trẻ em: AST bình thường sẽ dưới 60 UI/L.

Bệnh nhân khi có kết quả xét nghiệm AST cần trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hơn, tuy nhiên khi AST tăng gợi ý những vấn đề sau:

  • AST tăng cao trên 3000 UI/L: Gặp chủ yếu trong những trường hợp tế bào gan bị hoại tử nghiêm trọng do các nguyên nhân như viêm gan virus cấp, viêm gan mạn tính, tổn thương gan do thuốc, nhiễm độc chất hoặc do trụy mạch kéo dài. Tuy nhiên, bác sĩ lưu ý sự gia tăng nhanh của chỉ số AST và ALT có mối tương quan khá kém với mức độ trọng của tổn thương tế bào gan nên không mang ý nghĩa nhiều về mặt tiên lượng (ví dụ khi tế bào gan bị hoại tử rất nặng thì men gan sẽ tăng cao đột ngột trong 2 ngày đầu và sau 3-5 ngày sẽ giảm xuống rất nhanh;
  • AST tăng vừa dưới 300 UI/L: Thường gặp trong trường hợp viêm gan do lạm dụng rượu;
  • AST tăng nhẹ dưới 100 UI/L: Gặp chủ yếu trong trường hợp viêm gan virus cấp, xơ gan, di căn gan hay viêm gan và đôi khi là do tắc mật.
Kết quả xét nghiệm AST là gì và diễn giải như thế nào là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm
Kết quả xét nghiệm AST là gì và diễn giải như thế nào là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm

4. Cần làm gì xét nghiệm AST bất thường?

Theo bác sĩ, xét nghiệm AST là 1 trong những tiêu chí giúp đánh giá tình trạng tổn thương gan. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào AST sẽ không giúp đánh giá chính xác hoàn toàn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi xét nghiệm AST cho kết quả tăng cao bất thường thì cần thực hiện thêm một số xét nghiệm liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng, bao gồm:

  • Xét nghiệm men gan ALT (Alanine aminotransferase). Tương tự AST, men gan ALT sẽ tăng cao khi tế bào gan bị tổn thương và thậm chí trong một số trường hợp chỉ số ALT còn phản ánh chính xác tình trạng tổn thương gan hơn so với AST;
  • Xét nghiệm men gan GGT (Gamma glutamyl transferase);
  • Xét nghiệm ALP (Alkaline phosphatase);
  • Xét nghiệm Albumin, Bilirubin, số lượng tiểu cầu, thời gian đông máu prothrombin (PT)...

Các xét nghiệm máu nêu trên đều có thể kết hợp với xét nghiệm men gan AST, qua đó hỗ trợ bác sĩ có chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý nguy hiểm tại gan lẫn ngoài gan. Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo chúng ta cần khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm tầm soát nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ sức khỏe bản thân. Có thể nói, xét nghiệm máu tổng quát đến chuyên sâu là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Xét nghiệm bilirubin có mục đích gì và kết quả thế nào là tốt?

Xét nghiệm bilirubin có mục đích gì và kết quả thế nào là tốt?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số AST trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số AST trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường?

2016

Bài viết hữu ích?