Zalo

Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề về gan, khi khám bệnh được chỉ định làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số SGPT. Tuy nhiên, nhiều sẽ thắc mắc rằng chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm máu SGPT là gì? Và xét nghiệm này có ý nghĩa gì?

1. Chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

1.1. SGPT trong máu là gì?

SGPT hay còn gọi là ALT là 1 loại enzyme đặc trưng tìm thấy nhiều trong tế bào gan. Một số lượng nhỏ ở trong tế bào cơ vân, tim, thận, xương, hồng cầu,... Chỉ số SGPT (ALT) đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các tổn thương ở gan. Từ đó có thể giúp cho bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến gan mà bạn có thể gặp phải.

1.2. SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm SGPT được chỉ định nhằm kiểm tra nồng độ của enzym này này trong huyết tương, chỉ số này được dùng để gợi ý đánh giá tình trạng tổn thương gan trên bệnh nhân. Ở đối tượng là người khỏe mạnh, nồng độ chỉ số SGPT trong máu rất thấp. Tuy nhiên, khi gan gặp các vấn đề bệnh lý dẫn đến tổn thương như bị viêm, hoại tử trong viêm gan siêu vi thì nồng độ men gan SGPT được phóng thích vào máu với lượng nhiều hơn nhiều hơn. Do đó, khi gặp các vấn đề bất thường về gan và được chỉ định làm xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra chức năng gan thì chỉ số SGPT trong máu tăng cao. Ngoài ra, chỉ số xét nghiệm SGPT trong máu còn được bác sĩ sử dụng với mục đích theo dõi được mức độ diễn tiến của bệnh để kịp thời đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp cho người bệnh.

2. Ý nghĩa của chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì?

Phần lớn những bệnh nhân khi được chỉ định làm xét nghiệm thường sẽ không hiểu rõ được rõ SGPT trong xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa gì khi thực hiện kĩ thuật này. SGPT là một chỉ số đặc trưng cho men gan, vì vậy chỉ số này phục vụ cho việc đưa ra chẩn đoán và đánh giá mức độ tổn thương của gan trên đối tượng bệnh nhân. Khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường thuộc khoảng tham chiếu thì gan vẫn khỏe mạnh, không có các dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, một khi chỉ số này tăng lên và phụ thuộc vào tăng mạnh hay tăng nhẹ thì sẽ có những cảnh báo khác nhau về chức năng gan của người bệnh. Vì vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ có dấu hiệu nặng hơn, kèm theo đó là những biến chứng nguy hiểm khó lường thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Nhiều người thắc mắc chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì
Nhiều người thắc mắc chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì

Thông qua quá trình hỏi về tiền sử bệnh, thực hiện khám lâm sàng, bệnh nhân sau đó sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm SGPT khi có những triệu chứng biểu hiện sự suy giảm chức năng gan như:

  • Bệnh nhân thường gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như ăn không ngon, biếng ăn, buồn nôn, …
  • Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi và suy nhược không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng, đặc biệt là khi đau nhiều ở bên phải phía dưới sườn, ngay tại vị trí của gan.
  • Xuất hiện hoàng đản ở mắt, da, nước tiểu sậm màu, phân nhạt màu do bilirubin không được đào thải ra ngoài cùng phân mà đi vào máu rồi gây ra tình trạng tích tụ dưới da và niêm mạc.
  • Ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt,…

Ngoài ra, những đối tượng thường xuyên sử dụng các loại đồ uống, thức ăn có hại cho gan như thuốc lá, rượu bia, hay bị tình trạng béo phì và đái tháo đường, tiếp xúc lâu dài với các loại hóa chất độc hại hoặc người có tiền sử hay gia đình có người mắc các bệnh lý liên quan đến gan,… cũng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm SGPT.

3. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm SGPT

  • Chỉ số SGPT bình thường: Chỉ số SGPT khi làm xét nghiệm sinh hóa máu là bình thường khi nằm trong khoảng tham chiếu < 50 UI/L ở nam giới và < 35 UI/L ở nữ giới. Khi xét nghiệm cho kết quả men gan tăng gấp 2 lần so với chỉ số bình thường hoặc hơn, điều đó chứng tỏ rằng đã có những bất thường đang diễn tiến một cách âm thầm trong cơ thể. 
  • Chỉ số SGPT tăng cao: SGPT trong giai đoạn sớm có thể tăng gấp 4 lần so với chỉ số bình thường và có thể tăng gấp 30 đến 50 lần so với giá trị trung bình nếu gan gặp các vấn đề tổn thương nặng. Sự tăng của chỉ số SGPT trong máu tỉ lệ thuận với mức độ hủy hoại của các tế bào gan trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số này chưa phản ánh hết được mức độ bệnh nặng trên lâm sàng. Khi nồng độ SGPT trong máu tăng gấp 100 lần so với giá trị bình thường thuộc khoảng tham chiếu thì được xem là đang tăng cao hoặc rất cao. Với nồng độ SGPT trong máu này được xem là 1 dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan ở mức độ nghiêm trọng như viêm gan virus cấp tính hoặc mạn tính hoặc những tổn thương gan do hóa chất, thuốc, hoại tử tế bào gan. Chỉ số SGPT đặc biệt có thể tăng đến giá trị 5.000 UI/L trong trường hợp người bệnh đang bị sốc gan hay suy gan cấp. Trong trường hợp người bệnh bị viêm gan cấp tính, chỉ số SGPT có thể tăng cao trong khoảng thời gian từ 1 - 2 tháng, trong khoảng từ 3 - 6 tháng sau khi đã được tiến hành điều trị thì chỉ số SGPT này sẽ giảm dần và trở về mức bình thường.
Biết được chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn phát hiện được các bệnh lý về máu nguy hiểm
Biết được chỉ số SGPT trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn phát hiện được các bệnh lý về máu nguy hiểm

4. Cần làm gì khi có những bất thường?

Có rất nhiều các yếu tố có thể làm nồng độ SGPT trong máu tăng cao. Chính vì vậy, chỉ khi các biểu hiện trên lâm sàng của người bệnh so với với kết quả xét nghiệm của chỉ số SGPT tăng cao có sự trùng khớp mới có thể cho kết quả đáng tin cậy nhất. Ngoài nguyên nhân viêm gan do virus (A, B, C, D, E…) gây ra tình trạng tăng chỉ số SGPT trong máu mà những tổn thương khác về gan như xơ gan, viêm gan do ung thư gan hay rượu đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng men gan tăng cao trong máu, trong đó có chỉ số SGPT. Vì vậy, khuyến cáo bệnh nhân nên đi kiểm tra men gan tối thiểu 6 tháng một lần để kịp thời đánh giá và kiểm soát chức năng gan. Khi có những bất thường, bệnh nhân cần đi khám ngay để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp giúp làm giảm lượng men gan, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm về gan. Qua bài viết trên có thể thấy được xét nghiệm máu được xem là 1 phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi 1 tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, giúp khách hàng có thể chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe của bản thân, đặc biệt là với các khách hàng có vấn đề về cân nặng hoặc chuyển hóa,...Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số AST trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số AST trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Xét nghiệm bilirubin có mục đích gì và kết quả thế nào là tốt?

Xét nghiệm bilirubin có mục đích gì và kết quả thế nào là tốt?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Ý nghĩa của xét nghiệm Albumin máu

Ý nghĩa của xét nghiệm Albumin máu

76

Bài viết hữu ích?