Zalo

Thanh niên có lượng đường trong máu cao và HDL thấp có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đường huyết cao và HDL thấp là những biểu hiện sức khỏe kém tích cực. Thêm vào đó thanh niên đường huyết cao kèm HDL thấp thường có nguy cơ mắc bệnh alzheimer cao hơn. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ mối liên hệ giữa đường huyết cao và HDL thấp với nguy cơ mắc bệnh alzheimer, đồng thời đánh giá nguy cơ mắc bệnh ở lứa tuổi thanh niên so với các lứa tuổi khác.

1. Nguy cơ mắc bệnh alzheimer khi lượng đường trong máu tăng cao

Đường huyết cao và tình trạng HDL thấp là một trong những vấn đề được phát hiện ở người trưởng thành và người cao tuổi. Độ tuổi xuất hiện lượng đường trong máu tăng cao theo đánh giá thường từ 20 tuổi. Theo đó các nghiên cứu đã đánh giá nguy cơ mắc bệnh alzheimer từ những bệnh nhân có nghi ngờ mắc phải đường huyết cao hay HDL thấp.

Độ tuổi xuất hiện lượng đường trong máu tăng cao theo đánh giá thường từ 20 tuổi

HDL là chỉ số cholesterol tích cực tốt cho cơ thể. Khi HDL thấp sẽ khiến những cholesterol gây hại gia tăng làm bệnh nhân ở độ tuổi 35 - 50 có nguy cơ mắc bệnh alzheimer cao hơn. Nếu bệnh tiếp diễn, nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ khi về già có thể tăng thêm 15%.

Đường huyết cao thường được phát hiện ở người lớn tuổi và phần lớn là trong khoảng 51 - 60 tuổi. Do đó, nhóm tuổi này vừa mắc đường huyết cao và HDL thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh alzheimer cao hơn, thậm chí gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe tim mạch.

2. Thanh niên có lượng đường trong máu tăng cao và HDL thấp thường có nguy cơ mắc bệnh alzheimer

Đường huyết cao có thể xuất hiện sau tuổi 30. Tuy nhiên ở tuổi 35 các nguy cơ mắc bệnh alzheimer mới có biểu hiện rõ rệt. Do vậy thanh niên có lượng đường trong máu tăng cao đồng thời HDL thấp thường có nguy cơ mắc bệnh alzheimer. 

Thanh niên có lượng đường trong máu tăng cao đồng thời HDL thấp thường có nguy cơ mắc bệnh alzheimer 

Nguy cơ mắc bệnh ở lứa tuổi thanh niên là một trở ngại về sức khỏe khiến cuộc sống tâm lý gặp nhiều xáo trộn. Tuy nhiên trong lứa tuổi thanh niên, cơ thể liên tục trao đổi chất kết hợp các hoạt động nên căn bệnh ít bộc lộ hơn tuổi già, khiến bệnh nhân thường không chú ý và chỉ điều trị khi tình trạng sức khỏe đã trở nên trầm trọng. 

Ngoài yếu tố sức khỏe, có một bộ phận thanh niên mắc bệnh đường huyết và sa sút trí nhớ là do yếu tố di truyền. Sàng lọc di truyền sớm đặc biệt là các thanh niên có di truyền tiểu đường trong gia đình sẽ giúp phát hiện và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh alzheimer.

3. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở thanh niên và biến chứng gây mắc bệnh alzheimer

Alzheimer không chỉ là một căn bệnh mất trí nhớ mà còn là căn bệnh nguy hiểm gây tỉ lệ tử vong cao. Bệnh nhân mắc phải alzheimer thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch khiến rối loạn chuyển hóa và suy giảm sức khỏe tim mạch. Một số ảnh hưởng từ alzheimer cần chú ý như:

  • Tiểu đường
  • Béo phì
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Suy giảm chức năng nhận thức

Ngoài ra tim mạch cũng chịu ảnh hưởng từ bệnh alzheimer nhưng ít được quan tâm. Các nghiên cứu phát hiện gần đầy đã cho thấy bệnh nhân mắc bệnh alzheimer thường xuyên rối loạn chức năng chuyển hóa tim nên ảnh hưởng nghiêm trọng với độ tuổi trưởng thành do sự trao đổi chất, thúc đẩy trái tim vận động mạnh nhất ở giai đoạn thanh thiếu niên. Nghiêm trọng hơn cả là alzheimer là căn bệnh khó điều trị khỏi ở thời điểm hiện tại. Hầu hết, các bệnh nhân mắc bệnh sẽ phải đối mặt với căn bệnh suốt đời.

Các nghiên cứu về đường huyết và chỉ số công thức máu đã phát hiện rằng khi đường huyết tăng thêm 15 mg/dL thì nguy cơ mắc bệnh alzheimer lại tăng thêm 14,5%. Bên cạnh đó các nguyên nhân làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch còn do HDL thấp, BMI tăng cao và sức khỏe tim của mỗi người.

Tuy nhiên thanh niên có nguy cơ mắc bệnh alzheimer do chuyển hóa tim rối loạn là điều dễ xảy ra. Sự rối loạn chức năng tim bắt đầu ảnh hưởng ở độ tuổi dậy thì để tăng cường trao đổi chất. Nếu cơ thể không được chăm sóc và ổn định nhịp tim sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.

4. Lưu ý giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer cho thanh niên

Ngày càng nhiều bệnh nhân mắc alzheimer ở độ tuổi thanh niên khiến cho các nhà khoa học cần tìm ra giải pháp để giảm thiểu tối đa. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh sớm nhưng chỉ phát bệnh sau tuổi 35. Điều này khiến cho bệnh đủ thời gian ảnh hưởng khiến các can thiệp y học giảm hiệu quả đáng kể. 

Với đối tượng bệnh nhân chưa chẩn đoán bệnh nên có thói quen kiểm tra sức khỏe và duy trì lối sống lành mạnh để hạn chế những ảnh hưởng nguy hiểm này. Thêm vào đó, sàng lọc nguy cơ bệnh về não và đường huyết từ sớm, đặc biệt với bệnh nhân có nghi ngờ tiền sử di truyền sẽ giúp kiểm soát và không cho bệnh phát triển thêm.

Sa sút trí tuệ không chỉ riêng alzheimer mà nhiều chứng bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng có thể gây nên. Do đó kiểm soát đường huyết nồng độ cholesterol là bước đầu kiểm soát sức khỏe của bản thân. Ngoài ra duy trì các thói quen lành mạnh, tránh tăng cân béo phì ở tuổi trưởng thành cũng là cách giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer hiệu quả.

Nguy cơ mắc bệnh alzheimer ở người cao tuổi khá lớn. Tuy nhiên do ảnh hưởng về sức khỏe, môi trường và thói quen sống, tỷ lệ thanh niên mắc bệnh do HDL thấp và đường huyết cao ngày càng tăng. Để tránh những ảnh hưởng không mong muốn bản thân mỗi người cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ. Với đối tượng có nguy cơ di truyền từ gia đình nên chú ý kiểm tra và theo dõi để phòng tránh bệnh từ sớm.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Hướng dẫn cách giảm béo an toàn cho nữ để không béo lại

Hướng dẫn cách giảm béo an toàn cho nữ để không béo lại

Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Có cách giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể nào hiệu quả không?

Có cách giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể nào hiệu quả không?

11

Bài viết hữu ích?