Zalo

Vì sao bạn thèm ăn liên tục?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cảm giác đói bụng hay thèm ăn là phản ứng báo hiệu cơ thể chúng ta cần nạp thêm thức ăn. Tuy nhiên, tình trạng nhanh đói bụng hay thèm ăn liên tục lại liên quan đến những vấn đề sâu xa hơn. Vậy cảm giác tự nhiên thèm ăn nhiều xuất phát từ những lý do gì và cần phải làm gì khi cảm giác thèm ăn của bạn tăng lên?

1. Vì sao bạn thèm ăn liên tục?

Nhiều người thắc mắc răng cảm giác thèm ăn liên tục hay tự nhiên thèm ăn nhiều xuất phát từ đâu. Dưới đây là một số nguyên nhân có liên quan đến tình trạng này.

1.1. Chế độ ăn uống không hợp lý

Cảm giác thèm ăn liên tục thường liên quan chủ yếu đến chế độ ăn uống không hợp lý, một số nguyên nhân liên quan bao gồm:

Không ăn đủ protein:

Protein là một chất tham gia vào quá trình kiểm soát sự thèm ăn và giảm cảm giác đói, do đó protein có thể giúp bạn tự động giảm tiêu thụ calo trong ngày. Điều này xảy ra là do Protein giúp làm tăng sản xuất hormone báo hiệu cảm giác no và đồng thời giảm nồng độ các hormone liên quan đến cảm giác đói.

Do vậy, nếu được cung cấp đủ Protein, cơ thể bạn sẽ no lâu hơn. Ngược lại, dù bạn có ăn rất nhiều loại thực phẩm nhưng không đáp ứng đủ lượng protein cần thiết, bạn sẽ luôn có cảm giác thèm ăn.

Thiếu chất xơ:

Bạn sẽ dễ cảm thấy thèm ăn liên tục nếu chế độ ăn hàng ngày của bạn không cung cấp đủ chất xơ, cảm giác đói cũng vì thế mà thường xuyên xảy ra. Cơ chế để giải thích cho hiện tượng này là chất xơ có tác dụng kích thích sản xuất các axit béo chuỗi ngắn và tăng các hormon làm giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, một cơ chế không kém phần quan trọng là chất xơ có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa của dạ dày, khiến thực ăn ở trong đường tiêu hóa lâu hơn, từ đó làm tăng cảm giác no. Thông thường các chất xơ hòa toàn có ích trong việc kiểm soát cơn đói hơn là những loại chất xơ không hòa tan.

Thiếu chất xơ khiến bạn thèm ăn liên tục 

Ăn quá nhiều Carb tinh chế:

Các loại Carbohydrate tinh chế đã qua xử lý như bánh mì, mì ống, kẹo, nước ngọt… đã loại bỏ đi những thành phần như chất xơ, vitamin, khoáng chất… Tình trạng thiếu chất xơ có thể khiến cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn từ đó khiến bạn tự nhiên thèm ăn nhiều.

Một nguyên nhân sâu xa hơn là Carb tinh chế khi được hấp thu có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, kích thích tăng Insulin và cuối cùng là khiến đường giảm đột ngột trong máu. Lượng đường trong máu giảm sẽ báo hiệu cơ thể bạn đang đói và hậu quả là bạn sẽ tự nhiên thèm ăn nhiều.

Thiếu chất béo lành mạnh:

Các loại chất béo lành mạnh có thể giúp bạn no lâu và làm giảm cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân là do thời gian những chất béo này được vận chuyển qua đường tiêu hóa thường chậm, nghĩa là cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa chúng. Ngoài ra, các chất béo lành mạnh như Omega 3, Omega 6 còn có tác dụng thúc đẩy hormone gây no.

Không uống đủ nước:

Nước là một chất tuy đơn giản nhưng lại có nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể, đặc biệt trong số đó là tác dụng làm no và giảm cảm giác thèm ăn (khi uống vào trước bữa ăn). Khi uống nước vào đường tiêu hóa, nó sẽ phần nào chiếm đi diện tích trong khoang dạ dày, từ đó báo hiệu “giả” cho bộ não là bạn đang no, từ đó giúp lượng thức ăn tiêu thụ sau đó sẽ giảm xuống. 

Uống nhiều calo rỗng:

Các loại calo rỗng từ các loại thực uống như sinh tố, nước ép, nước tăng lực… sẽ dễ dàng làm tăng cảm giác đói. Nguyên nhân chính là do những thức ăn này sẽ dễ dàng đi qua dạ dày do mất ít thời gian hấp thu hơn so với các thực phẩm dạng rắn và từ đó khiến bạn dễ đói bụng. 

Không tập trung khi ăn uống:

Ăn uống trong khi quá bận rộn hay đang làm việc có thể khiến bạn dễ có tâm lý xao nhãng trong suốt bữa ăn của mình. Điều này sẽ khiến cơ thể giảm hoặc không nhận thức được lượng thức ăn đã được tiêu thụ là bao nhiêu, điều này sẽ làm giảm cảm giác no và tăng cảm giác thèm ăn.

Một số nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra rằng những người vừa ăn vừa làm việc khác thường dễ đói bụng hơn so với những người tập trung bữa ăn của họ. Như đã nói, những việc làm song song với bữa ăn cũng làm cơ thể thấy khó khăn khi nhận biết được cảm giác no.

Thói quen ăn quá nhanh:

Tốc độ ăn của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến việc khiến bạn hình thành cảm giác thèm ăn. Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng những người có thói quen ăn nhanh thường có cảm giác thèm ăn liên tục và có xu hướng ăn nhiều hơn so với những người có thói quen ăn chậm nhai kỹ. Điều này xảy ra là do nhận thức của bộ não bị giảm đi khi bạn ăn quá nhanh, lúc nào chúng ta sẽ khó nhận thức được là cơ thể đang no.

1.2. Ngủ không đủ giấc

Tình trạng cảm giác thèm ăn liên tục cũng thường liên quan đến việc thiếu ngủ. Ngủ đủ giấc có thể giúp cơ thể kiềm hãm sự thèm ăn thông qua việc điều hòa hormone ghrelin, đây là hoạt chất có thể làm bạn đói bụng và tăng cảm giác thèm ăn. Đồng thời, chất lượng giấc ngủ được đảm bảo có thể duy trì tốt nồng độ hormone leptin, hoạt chất thúc đẩy cảm giác no.

1.3. Tập thể dục quá sức

Hoạt động thể thao thường xuyên có thể giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo, điều này rất tốt cho việc giảm cân. Quá trình giảm cân còn được rút ngắn nếu bạn tham gia luyện tập thể dục với cường độ cao và trong thời gian dài. Quá trình trao đổi chất hay đốt cháy calo cũng xảy ra tiếp tục cả khi bạn nghỉ ngơi sau đó. Điều này sẽ khiến cơ thể của bạn dễ bị mất sức cũng như thiếu hụt năng lượng sau khi tập luyện quá nhiều. Lúc này, bộ não sẽ phản ứng lại bằng cách tăng các hormon làm tăng cảm giác thèm ăn và gây đói, nhằm mục đích báo hiệu cơ thể chúng ta cần nạp thêm thức ăn.

1.4. Căng thẳng thường xuyên

Tình trạng Stress, căng thẳng hay lo âu có thể làm tăng cảm giác đói và khiến bạn tự nhiên thèm ăn nhiều. Nguyên nhân là do tình trạng căng thẳng có thể tác động làm tăng nồng độ hormone cortisol, một hoạt chất được cho là có khả năng thúc đẩy cảm giác thèm ăn và tăng cơn đói. 

Một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những người có mức độ stress cao hơn thường có xu hướng ăn nhiều hơn so với những người có mức độ stress thấp. Đặc biệt là ở phụ nữ, tình trạng căng thẳng kéo dài không chỉ khiến chị em ăn nhiều hơn mà còn có xu hướng ăn những thực phẩm không lành mạnh như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn…

Căng thẳng thường xuyên khiến bạn thèm ăn nhiều hơn 

1.5. Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc điều trị như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị đái tháo đường… thường có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, một trong số đó là làm tăng cảm giác nhạt miệng thèm ăn và đói bụng thường xuyên. Các dấu hiệu nhạt miệng thèm ăn có thể xảy ra nhiều hơn khi bạn uống thuốc xa bữa ăn, từ đó kích thích khiến cơ thể có xu hướng tăng lượng thức ăn dung nạp vào.

1.6. Sử dụng đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn đặc biệt là rượu và bia có thể làm giảm các hormon có tác dụng giảm cơn thèm ăn như hormone leptin. Điều này sẽ xảy ra nhiều hơn nếu ta sử dụng rượu bia trước và trong khi ăn. Ngoài ra, rượu có thể khiến suy giảm khả năng tự chủ và phán đoán của bạn, bộ não lúc này sẽ giảm sự cảm nhận với cảm giác no. Điều này có thể khiến bạn ăn nhiều thức ăn hơn hơn mặc dù bụng bạn đã căng đầy.

1.7. Quá trình thai nghén

Mang thai là một giai đoạn mà cảm giác thèm ăn trổi lên mạnh mẽ nhất. Đây có thể là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm kích thích người mẹ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển ổn định của bản thân cũng như thai nhi. Cảm giác thèm ăn sẽ xuất hiện nhiều hơn từ 3 tháng giữa thai kỳ, điều này xảy ra là do giai đoạn trước đó, phần lớn bà mẹ gặp phải tình trạng nôn nghén, khiến nhiều bà mẹ không thể ăn uống, từ đó gây thiếu hụt dưỡng chất. Khi giai đoạn nôn nghén qua đi (sau 3 tháng đầu thai kỳ), nhiều bà mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy tự nhiên thèm ăn nhiều.

1.8. Bệnh tật

Một số tình trạng bệnh tật phổ biến cũng có thể khiến bạn gặp phải cảm giác thèm ăn liên tục như đái tháo đường, hạ đường huyết, bệnh cường giáp, triệu chứng tiền kinh nguyệt…

2. Thèm ăn có làm tăng nguy cơ béo phì không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng thèm ăn liên tục có làm tăng nguy cơ béo phì không và nguy cơ này diễn ra như thế nào. Câu trả lời rất đơn giản là có. Sự thèm chính là thủ phạm kích thích mọi người có xu hướng dung nạp nhiều thức ăn hơn, kể cả những thực phẩm có lợi và có hại.

Trên thực tế, một số nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, khi con người thèm ăn, chúng ta thường có mong muốn tiêu thụ những loại thực phẩm không tốt nhiều hơn là những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Những loại thực phẩm xấu như đồ chiên dầu, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… thường chứa các thành phần là chất béo không lành mạnh, tinh bột… những chất liên quan trực tiếp đến vấn đề làm tăng mỡ máu, tăng tích tụ mỡ thừa và cuối cùng là gây ra tình trạng thừa cân béo phì.

Thèm ăn liên tục làm tăng nguy cơ béo phì 

Tuy nhiên, sự thèm ăn không đồng nghĩa với việc ăn nhiều, điều này thường đúng ở những người ăn kiêng. Những đối tượng này thường đối mặt với những cơn đói và nhờ sự quyết tâm, kiên trì mà họ kiềm hãm lại việc ăn uống. Một số khác lựa chọn phương pháp thông minh hơn là dung nạp những loại thực ăn lành mạnh. Những thức ăn này vừa giúp họ chống chọi với cảm giác thèm ăn liên tục vừa giúp hạn chế được việc lượng calo tiêu thụ bị dư thừa.

3. Phải làm gì nếu bị thèm ăn liên tục?

Như đã được nêu ra ở trên, cảm giác thèm ăn liên tục xuất phát từ rất nhiều lý do. Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ cũng dựa vào chính những nguyên nhân này để đưa ra những lời khuyên giúp bạn kiềm hãm được cảm giác thèm ăn. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.

  • Cung cấp đủ 1,25g protein/kg cân nặng mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung Protein qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, quả hạch, hạt, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu…
  • Ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, chưa qua tinh chế và có nhiều hàm lượng chất xơ như trái cây, rau củ, bột yến mạch, hạt lanh, cam, khoai lang cải Brussel…
  • Bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, bơ, dầu ô liu, quả óc chó, hạt lanh, trứng, sữa chua toàn phần…
  • Khi bạn đói hay uống ngay 1 - 2 ly nước đầy (cảm giác khát dễ bị nhầm lẫn với cảm giác đói). Ngoài ra, mỗi ngày bạn cần uống đủ 35 - 40 ml nước/kg cân nặng, các nguồn nước bao gồm nước lọc, nước trái cây, rau quả không đường, các loại trà…
  • Ăn chậm, nhai thật kỹ và hít thở sâu trước bữa ăn.
  • Tránh tập luyện quá sức hoặc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau khi tập luyện
  • Giảm căng thẳng và giúp đầu óc thư giãn bằng cách tham gia các hoạt động mình yêu thích như đi chơi với bạn bè, nói chuyện với người thân, đọc sách, xem phim, nghe nhạc, tập yoga, thiền định… hoặc có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý.
  • Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày và đảm bảo chất lượng của giấc ngủ.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
  • Nói chuyện với bác sĩ về những tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc điều trị, để bác sĩ có thể điều chỉnh lại liều lượng hoặc cắt bỏ những loại thuốc đó.
  • Đi khám và điều trị nếu bạn đang mắc những bệnh lý có nguy cơ làm tăng cảm giác thèm ăn.

Tóm lại, thèm ăn là 1 cảm giác tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu nó xuất hiện quá thường xuyên có thể làm chúng ta ăn nhiều hơn, từ đó làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, các chuyên gia và bác sĩ cũng từ đó đưa ra những lời khuyên và phương pháp giúp bạn cải thiện được tình trạng này.

Nếu bạn đang lo lắng về thân hình quá khổ và không có cách nào để giảm cân hiệu quả thì hãy cân nhắc sử dụng liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Phương pháp này không chỉ đào thải, tiêu hao mỡ đến cấp độ tế bào mà còn giúp bạn tầm soát sức khỏe và bệnh nền 1 cách hiệu quả. Trước khi thực hiện truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, đo chỉ số khối cơ thể BMI… từ đó có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và liệu trình truyền phù hợp. Sử dụng phương pháp này giúp cơ thể của bạn tăng cường trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng theo cơ chế tự nhiên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau mỗi buổi truyền, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa, không có cảm giác thèm ăn nên không có nhu cầu nạp thêm năng lượng. Truyền tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân tiên tiến, phù hợp với những người bận rộn hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng vẫn thất bại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Nhịn ăn gián đoạn bao lâu thì giảm cân?

Nhịn ăn gián đoạn bao lâu thì giảm cân?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Thực đơn ăn chay giàu đạm, không mất cơ bắp

Thực đơn ăn chay giàu đạm, không mất cơ bắp

Có cần bổ sung omega-3 cho người ăn chay để giảm cân?

Có cần bổ sung omega-3 cho người ăn chay để giảm cân?

377

Bài viết hữu ích?