Zalo

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu là xét nghiệm tổng quát giúp bác sĩ quản lý và theo dõi nhiều bệnh lý trong cơ thể. Vậy chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Khái quát chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì?

Để trả lời chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì cần hiểu MCHC được viết tắt bởi những từ nào. Đây là một cụm từ tiếng anh khi phiên dịch đầy đủ nghĩa là mật độ sắc tố của tế bào hồng cầu trong máu (mean corpuscular hemoglobin concentration). Sắc tố sẽ được đo trong mỗi loại hồng cầu có kích thước không tương đồng các hồng cầu còn lại.

Trên một đơn vị máu, số lượng tế bào hồng cầu được xác định. Đồng thời kích thước của toàn bộ hồng cầu là không tương đồng. Do đó MCHC là con số trung bình sau khi phân tích từng tế bào hồng cầu. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được nồng độ sắc tố trung bình trong túi hồng cầu của bệnh nhân (hemoglobin).

Chỉ số huyết sắc tố HCMC là một yếu tố đánh giá chất lượng máu. Kiểm tra MCHC trong xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá được một phần sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời đây cũng là căn cứ để chẩn đoán phát hiện một số căn bệnh nguy hiểm.

Chỉ số huyết sắc tố HCMC là một yếu tố đánh giá chất lượng máu
Chỉ số huyết sắc tố HCMC là một yếu tố đánh giá chất lượng máu

2. Ý nghĩa của MCHC trong máu là gì

Để kiểm tra MCHC trong xét nghiệm máu, người bệnh cần làm xét nghiệm máu toàn phần. Các chỉ số công thức máu liên quan đến nhóm tế bào chính sẽ được chú ý hơn. Trong đó, MCHC được đo không chỉ dựa vào hemoglobin mà cần kiểm tra cả hematocrit.

Khi cơ thể đối mặt với nguy cơ bất ổn của chỉ số hcmc, các bệnh lý huyết học sẽ được hoài nghi. Do đó, kiểm tra xét nghiệm máu giúp cho bệnh nhân sớm phát hiện sự thay đổi của cơ thể. Nhờ đó, tìm ra nguyên nhân mắc bệnh và mau có kết quả chính xác. 

3. Cách đọc chỉ số MCHC từ kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm máu MCHC là gì? Đối với bệnh nhân tất cả chỉ là một con số. Thông thường người bệnh có một thang đo gọi là khoảng an toàn. Nếu chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu trong khoảng 316 - 372 g/L tức là tình trạng huyết sắc tốt của hồng cầu ổn định. Tuy nhiên thực tế kết quả hay rơi vào nhỏ hơn 316 g/L hoặc lớn hơn 372 g/L.

  • Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu nhỏ hơn 316 g/L
    • Thiếu máu do thiếu nguyên tố sắt: thiếu máu do thiếu sắt là một trong những bệnh lý được đánh giá thường gặp khi huyết sắc tố không đảm bảo đủ lượng. Đồng thời hemoglobin của người bệnh cũng giảm, vì thế khi xét nghiệm máu kết quả chỉ số MCHC trong máu sẽ giảm thấp.
    • Thalassemia: Cơ thể sinh ra huyết sắc tố hemoglobin nhưng biến đổi bất thường cũng có thể dẫn đến rối loạn huyết học. Đây là một căn bệnh được phát hiện trong xét nghiệm và cũng làm cho chỉ số MCHC trong máu giảm xuống.
    • Tăng hồng cầu: Lưới bao quanh hồng cầu là một phần giúp máu được giữ lại hình thành dạng của hồng cầu. Tăng hồng cầu lưới thường xuất hiện khi tế bào chưa trưởng thành hoàn toàn. Khi phân tích cũng phát hiện huyết sắc tố giảm ở trường hợp này.
    • Nhiễm trùng huyết học: Một số bệnh do nhiễm trùng như: giun, lao, viêm, HIV, Pylori… là nguyên nhân giảm chỉ số MCHC.
Tình trạng huyết sắc tốt của hồng cầu ổn định nếu chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu trong khoảng 316 - 372 g/L
Tình trạng huyết sắc tốt của hồng cầu ổn định nếu chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu trong khoảng 316 - 372 g/L
  • Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu lớn hơn 372 g/L
    • Tán huyết: tán huyết là hiện tượng tế bào máu bị tan rã có thể tự xảy ra hoặc do nguyên nhân nào đó. Trường hợp này gây giảm hồng cầu, tuy nhiên khi làm xét nghiệm hcmc kết quả sẽ cho chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu tăng cao.
    • Thiếu vitamin: vitamin B12 là nhân tố điển hình gây ra tăng MCHC khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ. Sự sản sinh hồng cầu và duy trì số lượng có ảnh hưởng từ hàm lượng vitamin B12. Tuy vậy, thiếu vitamin là giảm hồng cầu nhưng lại khiến cho huyết sắc tố đo được tăng.
    • Bệnh HS: Tình trạng hồng cầu bị phá hủy hay xuất hiện vàng da được gọi là HS. Ban đầu hồng cầu sẽ biến dạng, sau đó chỉ số MCHC dần tăng lên. Khi mắc bệnh HS, chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu đo được sẽ tăng cao lên trên mức của người bình thường.
    • Tụ hồng cầu: hồng cầu xuất hiện tình trạng Agglutinin lạnh sẽ bị quy tụ lại một điểm. Kháng thể làm lạnh khiến sự quy tụ hồng cầu ngày càng lớn. Từ đó tình trạng tăng MCHC diễn ra.

4. Lưu ý khi kết quả kiểm tra chỉ số MCHC phản ánh bất thường

Các xét nghiệm máu thường yêu cầu làm trong tình trạng người bệnh đói. Đây cũng là một lưu ý mà nhiều bệnh nhân cần thực hiện để kết quả đo được là chính xác nhất. Trong khi kiểm tra chỉ số MCHC trong máu, bản thân người bệnh cũng cần hiểu rõ ký hiệu MCHC trong xét nghiệm máu là gì. Từ đó, cần lưu ý một số điều trước khi làm xét nghiệm để tránh kết quả sai lệch: 

  • Thời điểm xét nghiệm có hiệu quả tốt là buổi sáng
  • Bệnh nhân không được ăn trong vòng 6-8 tiếng thức khi thực hiện xét nghiệm để chỉ số không bị tác động
  • Các thực phẩm và đồ uống không tốt cho sức khỏe cần loại bỏ trong vòng 8 tiếng trước khi thực hiện lấy mẫu máu để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Hoạt động và thói quen sinh hoạt luôn là những yếu tố trực tiếp tác động ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm máu. Để đánh giá tổng quát và đảm bảo được tính chính xác khi kiểm tra chỉ số MCHC trong máu, người bệnh cần duy trì làm xét nghiệm máu cơ bản để đánh giá sự thay đổi của cơ thể. Định kỳ xét nghiệm theo khuyến cáo thường là 6 tháng hoặc 1 năm. Tùy theo sức khỏe và khả năng mỗi bệnh nhân có thể trao đổi cùng bác sĩ để đưa ra lịch hẹn phù hợp.

Xét nghiệm máu cơ bản là phương pháp sàng lọc đánh giá sơ cấp. Nhưng thực hiện đúng kế hoạch sẽ giúp cho bệnh nhân luôn được kiểm soát sức khỏe tốt nhất. 

Trên đây một số chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn xét nghiệm máu MCHC là gì? Thực tế, xét nghiệm máu là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi một tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng. Từ đó, giúp bạn chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, đặc biệt là với những người bệnh có bệnh lý chuyển hóa, béo phì,...

Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số RDW-CV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số RDW-CV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

1204

Bài viết hữu ích?