Zalo

Chỉ số RDW-CV trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu tổng thể là loại xét nghiệm phổ biến nhất không chỉ tại các khoa phòng chăm sóc sức khỏe mà còn cả ở những kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên bên cạnh những chỉ số quen thuộc như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu thì còn chỉ số RDW-CV liên quan đến mức độ phân bố hồng cầu cũng rất cần thiết. Vậy chỉ số RDW-CV trong xét nghiệm máu là gì?

1. Chỉ số RDW-CV trong máu là gì?

RDW- Red cell Distribution With là độ phân bố hồng cầu, vì vậy xét nghiệm RDW giúp thực hiện việc kiểm tra sự thay đổi kích thước và hình dạng của các tế bào hồng cầu thông qua sự phân bố của tế bào hồng cầu trong một thể tích máu. Chỉ số RDW-CV sẽ được tính theo đơn vị % và đây là chỉ số huyết học quan trọng có liên quan tới thể tích trung bình hồng cầu (MCV).  

Chỉ số RDW-CV được thực hiện cùng trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Chỉ số RDW-CV được thực hiện cùng trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

2. Ý nghĩa của chỉ số RDW-CV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số RDW-CV giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý thiếu máu hay hồng cầu có đủ oxy đến các cơ quan không. Giá trị bình thường của RDW-CV là từ 9-15%. Chỉ số RDW-CV càng lệch nhiều thì mức độ phân bố hồng cầu càng thay đổi nhiều. Chỉ số RDW-CV được kết hợp với các chỉ số hồng cầu hay tế bào máu khác như MCV- thể tích trung bình hồng cầu có thể giúp sàng lọc, kiểm tra các bệnh lý về máu. Những đối tượng có thể được chỉ định loại xét nghiệm này gồm có:

  • Bệnh nhân bị mất nhiều máu, chưa rõ nguyên nhân
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng kéo dài
  • Bệnh nhân thiếu máu, da xanh xao, chân tay lạnh và hay chóng mặt
  • Bệnh nhân HIV/AIDS
  •  Bệnh nhân mắc đái tháo đường hoặc bệnh Crohn
  • Người có tiền sử gia đình bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh Thalassemia và các rối loạn di truyền khác
  • Người có chế độ ăn thiếu sắt, thiếu khoáng chất dài ngày khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa và rối loạn quá trình sinh sản của máu
Chỉ số RDW-CV giúp đánh giá các rối loạn về số lượng và kích thước các tế bào máu
Chỉ số RDW-CV giúp đánh giá các rối loạn về số lượng và kích thước các tế bào máu

3. Cách đọc chỉ số xét nghiệm RDW-CV

Thông thường chỉ số RDW-CV sẽ không được đọc riêng lẻ mà phải phối hợp với chỉ số MCV- thể tích trung bình hồng cầu để đánh giá các bất thường của tế bào máu trong cơ thể, cụ thể như sau: 

Khi chỉ số RDW-CV thấp

  • Kèm MCV tăng: thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu hoặc thiếu máu bất sản
  • Kèm MCV giảm: thường gặp ở bệnh nhân thalassemia dị hợp tử, các bệnh thiếu máu mãn tính
  • Kèm MCV bình thường: tồn tại một tình trạng mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh nhân thiếu máu do bệnh mạn tính hoặc bệnh enzyme

Khi chỉ số RDW-CV cao

  • Kèm MCV tăng: thường gặp ở bệnh nhân thiếu hụt vitamin B, folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch hoặc bệnh bạch cầu lympho mạn tính
  • Kèm MCV giảm: thường do thiếu sắt, bệnh thalassemia hoặc do sự phân mảng hồng cầu
  • MCV bình thường: thường do thiếu sắt ở giai đoạn sớm, thiếu hụt folate, vitamin B12 hoặc do bệnh globin.

Như vậy có thể thấy chỉ số RDW-CV giúp phát hiện khá sớm các bệnh lý bất thường hoặc nguy cơ phát triển thành bệnh lý của một số bệnh hiếm gặp. Do đó, xét nghiệm RDW-CV thường được sử dụng để sàng lọc, kiểm tra các bệnh lý liên quan đến kích thước và hoạt động của tế bào hồng cầu.

4. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chỉ số RDW-CV

Xét nghiệm RDW-CV vẫn nằm trong nhóm xét nghiệm máu thông thường và được thực hiện đơn giản ở bất kỳ cơ sở y tế nào. Tuy nhiên để mẫu máu phân tích RDW-CV chính xác và lấy dễ dàng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá trước khi lấy máu xét nghiệm ít nhất 12 giờ
  • Ngừng uống thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi làm xét nghiệm RDW-CV

Tóm lại, xét nghiệm chỉ số RDW-CV thường được sử dụng khi làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Mặc dù việc xét nghiệm đơn giản nhưng giá trị mà chỉ số RDW-CV đem lại có thể giúp sàng lọc, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến số lượng, kích thước và bất thưởng ở tế bào máu người bệnh một cách hiệu quả hơn.  

Xét nghiệm máu là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi một tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng. Từ đó, giúp bạn chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, đặc biệt là với những người bệnh có bệnh lý chuyển hóa, béo phì,... Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì có thể đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp. Với việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu tại đây luôn đảm bảo cung cấp các thông tin về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, hemoglobin,…chính xác, qua đó các bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bạn, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án xử lý kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

2002

Bài viết hữu ích?