Zalo

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu là chỉ định thường quy trong việc chẩn đoán bệnh lý đặc biệt các bệnh lý về máu. Trong xét nghiệm máu tổng quát, kết quả xét nghiệm còn giúp cho chúng ta biết được thành phần bao gồm trong máu, viêm nhiễm, những điển hình bệnh như bệnh ký sinh trùng, thiếu máu, rối loạn miễn dịch ung thư máu hoặc các vấn đề liên quan đến tình trạng đông máu.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Mục đích của xét nghiệm máu tổng quát là gì?

Xét nghiệm máu được thực hiện ngay cả khi bệnh chưa có biểu hiện triệu chứng gì. Việc thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp cập nhật tình hình sức khỏe để có thông tin sớm về các dấu hiệu bệnh. Xét nghiệm máu tổng quát sẽ cung cấp kết quả giúp cho bệnh nhân cũng như bác sĩ nhận biết được các thông tin cần thiết để đánh giá, theo dõi tình trạng sức khỏe. Hơn thế nữa, hoạt động này còn giúp hỗ trợ phát hiện các rối loạn hoặc các vấn đề liên quan đến chỉ số xét nghiệm máu.

Thông qua kết quả xét nghiệm máu bệnh nhân có thể biết được nhóm máu của bản thân, giúp cho công tác phục vụ hiến máu hoặc nhận máu hoặc các vấn đề liên quan khác về máu.

Không chỉ cung cấp các thông tin về máu như ở trên, việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát còn là công cụ đắc lực giúp cho bệnh nhân tầm soát sớm các bệnh lý nguy hiểm, ngay cả khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh chưa được biểu hiện. Nhờ những thông tin này sẽ giúp cho bệnh nhân và bác sĩ có kế hoạch phù hợp trong điều trị cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức điều trị của bệnh nhân. Đồng thời giúp bảo tồn được các chức năng của cơ  quan trong cơ thể tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Việc thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp cập nhật tình hình sức khỏe để có thông tin sớm về các dấu hiệu bệnh
Việc thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp cập nhật tình hình sức khỏe để có thông tin sớm về các dấu hiệu bệnh

2. Xét nghiệm máu tổng quát biết được các vấn đề gì?

Xét nghiệm máu tổng quát biết được những bệnh gì? Thông qua kết quả xét nghiệm máu đầu tiên bệnh nhân sẽ biết được thông tin tổng quát về thành phần của máu. Đồng thời từ những chỉ số xét nghiệm thì bác sĩ có thể nhận định một số dấu hiệu bệnh lý liên quan.

Những thông tin về công thức máu mà bệnh nhân có thể nhận được có tác dụng giúp biết được thành phần trong máu và những vấn đề liên quan đến máu của cơ thể chẳng hạn như ký sinh trùng, viêm nhiễm, thiếu máu… Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những gì?:

  • Bạch cầu là thành phần của hệ miễn dịch, giúp chống lại vi khuẩn hoặc virus. Có 5 loại bạch cầu chính nhưng chỉ chiếm khoảng 1% thể tích máu. Tế bào bạch cầu là thành phần khá quan trọng của cơ thể và tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể trước những biến cố có thể xảy ra chẳng hạn như các bệnh lý nhiễm trùng. Khi thực hiện xét nghiệm kết quả máu cho thấy chỉ số bạch cầu ở mức bất thường thì bác sĩ có thể nhận định đây là dấu hiệu cảnh bảo các vấn đề liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, ung thư máu, nhiễm trùng máu.
  • Tế bào hồng cầu thực hiện nhiệm vụ vận chuyển khí oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể và chiếm khoảng 40 đến 45% thể tích máu trong cơ thể. Khi hàm lượng hồng cầu trong chỉ số xét nghiệm máu thay đổi bất thường có thể sẽ là dấu hiệu báo hiệu cho bác sĩ và bệnh nhân biết về tình trạng triệu chứng ngầm, chẳng hạn như gặp tình trạng xuất huyết, mất nước, thiếu máu hoặc mắc các rối loạn khác liên quan đến hồng huyết cầu.
  • Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, đồng thời giúp cho các vết thương mau lành. Tiểu cầu chỉ chiếm chưa tới 1%thể tích máu trong cơ thể. Khi tiểu cầu tăng giảm bất thường sẽ là dấu hiệu báo bệnh dễ tụ huyết khối - là tình trạng máu quá đông hoặc rối loạn chảy máu là tình trạng máu khó đông.
  • Hematocrit là chỉ số phản ánh tỷ lệ hồng cầu trong một đơn vị máu. Nếu chỉ số Hematocrit thấp thì chứng tỏ bệnh nhân đang bị thiếu máu. Còn ngược lại, hematocrit cao thì có thể bệnh nhân đang bị mất nước. Ngoài ra, chỉ số hematocrit bất thường cũng là cảnh báo của bệnh tủy xương hoặc rối loạn máu.
  • Chỉ số thể tích trung bình hồng cầu MVC bất thường cho bệnh nhân biết được liệu có gặp tình trạng thiếu máu hay không?
  • Huyết tương giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, hormone, protein. Huyết tương là chất lỏng màu vàng và chiếm khoảng 55% thể tích máu trong cơ thể.

Xét nghiệm máu tổng quát biết được bệnh gì? Các bệnh liên quan đến máu thông qua chỉ số xét nghiệm máu tổng quát:

  • Bệnh về đường huyết. Khi cho kết quả chỉ số xét nghiệm máu tổng quát thì bệnh nhân và bác sĩ sẽ được cung cấp thông tin về chỉ số đường huyết. Nếu lượng đường huyết này tăng cao quá mức so với quy định thì bệnh nhân đang gặp nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
  • Vấn đề về điện giải với các chất định giải trong cơ thể như clorua, kali, natri… đóng vai trò duy trì hàm lượng chất lỏng và giúp cân bằng tính acid base của cơ thể. Khi bệnh nhân gặp phải tình trạng rối loạn điện giải thì sẽ khiến cho các vấn đề như gan, thận, mất nước, tăng huyết áp, suy tim hoặc các rối loạn khác trở nên nghiêm trọng.
  • Bệnh lý liên quan đến rối loạn enzyme. Các enzyme trong cơ thể đóng vai trò như chất xúc tác tham gia vào các phản ứng hóa học của cơ thể. Khi chỉ số xét nghiệm máu kiểm tra enzyme sẽ là dấu hiệu trong chẩn đoán đau tim.
  • Bệnh thận. Trong xét nghiệm máu thực hiện kiểm tra nồng độ creatinin và ure trong máu giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh liên quan đến thận. Những chất do thận thanh lọc sẽ được kiểm tra. Trong trường hợp chỉ số kết quả là bất thường thì bệnh nhân có khả năng mắc bệnh liên quan đến thận, có thể suy giảm hoặc rối loạn chức năng của thận.
  • Bệnh lý tim mạch. Xét nghiệm máu là một trong những thước đo kiểm tra nguy cơ bệnh tim mạch thông qua các chỉ số như HDL - cholesterol là một dạng cholesterol có chức năng giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn lòng động mạch. Ngược lại chỉ số LDL-cholesterol thuộc loại xấu khi tích tụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn và xơ vữa động mạch. Triglyceride là chất béo thường hiện diện trong máu. Những chỉ số này nếu xuất hiện ở giá trị bất thường thì chứng tỏ bệnh nhân đang gặp tình trạng bệnh tim mạch vành. Và để chính xác hơn nữa cho kết quả xét nghiệm thì người bệnh nên tuân thủ nhịn ăn trước thời điểm xét nghiệm máu tổng quát khoảng từ 9-12 tiếng.
  • Tổn thương tế bào tim và cơ bắp. Trong cơ thể có chứa thành phần protein đặc biệt Troponin có tác dụng chính giúp co cơ. Nếu tế bào tim và các phần cơ bắp gặp tình trạng tổn thường thì khi đó troponin sẽ bị rò rỉ ra ngoài và đi vào máu khiến nồng độ protein này trong máu tăng lên đáng kể.
  • Bệnh canxi máu. Canxi là chất khoáng có vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với cơ thể. Nếu hàm lượng canxi trong xét nghiệm máu tổng quát quá cao hoặc quá thấp thì bệnh nhân đang gặp các vấn đề liên quan đến xương, khớp, hoặc liên quan đến thận, ung thư, hoặc suy tuyến giáp, suy dinh dưỡng.
Cần làm xét nghiệm máu định kỳ hàng năm để bảo vệ sức khỏe
Cần làm xét nghiệm máu định kỳ hàng năm để bảo vệ sức khỏe

3. Xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư không?

Thông qua các chỉ số xét nghiệm máu có thể giúp bệnh nhân và bác sĩ tìm ra một số các dấu ấn của ung thư. Chẳng hạn như các protein đặc biệt, do tế bào ung thư sản sinh ra hoặc các hormon có thể gặp trong xét nghiệm máu như AFP ung thư gan, CEA ung thư đại tràng, CA19-9 ung thư tụy, CYFRA21 ung thư phổi, CA125 ung thư buồng trứng… Ngoài ra xét nghiệm máu còn giúp tìm gen gây ung thư và đây được xem như phương pháp mới với quan điểm rằng ung thư là do đột biến gen gây nên. Chẳng hạn như xét nghiệm máu tìm ra ung thư vú BRCA2… Những kết quả của xét nghiệm này giúp phát hiện bệnh ung thư từ giai đoạn khá sớm. Tuy nhiên, chỉ số xét nghiệm không thể hiện được 100% bản chất của ung thư. Vì đôi khi kết quả cho dương tính giả, bởi vì máu và những chất tương đồng trong khối u. Vì vậy, để xác định khối u ung thư có hay không thường thực hiện lại các xét nghiệm sau một thời gian từ 3 đến 6 tháng. Nếu trường hợp gặp đúng là khối u thì chỉ số này sẽ cho biết mức tăng theo tỷ lệ kích thước khối u. Khi các chỉ số xét nghiệm máu tăng kết hợp chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác ung thư. Chẳng hạn như chụp CT toàn thân hoặc chụp cộng hưởng khuếch tán toàn thân giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Và nếu chỉ số xét nghiệm máu là dương tính giả thì chỉ số này có thể tăng vọt lên và sụt xuống ngay.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là hiện tượng âm tính giả, với trường hợp bệnh nhân thực sự có ung thư nhưng xét nghiệm máu lại không phát hiện ra được chẳng hạn như ung thư gan không tiết AFP vào trong máu. Đây có lẽ là vấn đề khá nan giải khi bệnh nhân nhầm lẫn và tưởng không mắc bệnh, nhưng thực sự bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển.

4. Những ai cần thực hiện xét nghiệm máu tổng quát?

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế thì với bất kỳ đối tượng nào như người già, người trưởng thành, trẻ em đều nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ. Kết quả xét nghiệm máu tổng quát định kỳ giúp phát hiện sớm một số bệnh tật và có thể được điều trị kịp thời. Hoặc cũng có thể giúp cảnh báo một số bệnh mắc phải để có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn, thói quen, lối sống phù hợp để phòng bệnh được tốt hơn. Bên cạnh đó một số bệnh nhân đang điều trị bệnh cũng cần được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu tổng quát nhằm theo dõi và chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Đặc biệt ở những trường hợp là trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Xét nghiệm máu định kỳ còn mang lại ý nghĩa vô cùng quan trong giúp bệnh nhân nhận biết được những chất dinh dưỡng thừa và thiếu trong cơ thể để có thể điều chỉnh phù hợp, nhằm đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.

Dấu ấn ung thư được sử dụng trong việc theo dõi và tiên lượng tình trạng của bệnh nhân. Vì vậy, trước khi thực hiện điều trị bệnh bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm. Chẳng hạn như trước khi phẫu thuật thì chỉ số máu có thể giảm một hoặc hai đơn vị. Nhưng sau khi mổ thì xét nghiệm này lại cho thấy chỉ số xét nghiệm tăng cao. Và dấu hiệu này báo hiệu tình trạng di căn của ung thư. Những giá trị của các chỉ số ung thư không phải là tuyệt đối, nhưng chưa thể kết luận chính thức. Vì vậy nếu các xét nghiệm dấu ấn ung thư tăng cao thì bác sĩ có thể căn cứ để chỉ định làm xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Nguồn:

  • https://hopkinsmedicine.org
  • https://www.healthdirect.gov.au

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

970

Bài viết hữu ích?