Zalo

Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong công thức máu có rất nhiều các chỉ số khác nhau, mỗi chỉ số này thể hiện được một số tình trạng bệnh lý của cơ thể. Vậy chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Chỉ số baso trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu baso là gì? Baso được viết tắt từ Basophil hay còn được gọi là bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái kiềm thuộc vào loại bạch cầu hạt ít gặp nhất trong máu với số lượng chỉ từ 0 đến 100 tế bào/ mm3 máu. Loại bạch cầu này thực hiện những chức năng ít được biết đến với kết cấu bao gồm hạt lớn. Bạch cầu ái kiềm có thể dễ dàng được nhận ra dưới kính hiển vi khi có sự tiếp xúc của chất chỉ thị màu. Chức năng của chỉ số baso trong máu là gì? Baso trong máu có khả năng tiết ra kháng thể có chức năng chống lại phản ứng quá mẫn cảm trong máu và các chất có tác dụng chống đông. Đối với hệ miễn dịch của cơ thể, khi có các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu ái kiềm sẽ có phản ứng ngay lập tức nhằm chống lại các tác này, nên baso đối với các phản ứng dị ứng có vai trò rất quan trọng. Bạch cầu ái kiềm có chứa hoạt chất histamine có tác dụng làm giãn các mạch máu giúp mang nhiều tế bào miễn dịch hơn tới những chỗ bị thương trên cơ thể của người bệnh.

Xét nghiệm máu baso là gì?
Xét nghiệm máu baso là gì?

2. Ý nghĩa của baso trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm chỉ số Baso trong máu cũng tương tự như các chỉ số khác công thức máu, nó được thực hiện với nhiều mục đích và trong nhiều trường hợp khác nhau. Khi làm xét nghiệm công thức máu toàn bộ, trong đó bao gồm cả chỉ số baso được thực hiện như một hình thức nhằm kiểm tra sức khỏe định kỳ với mục đích là theo dõi và kiểm soát được tình trạng bệnh lý (nếu có) của cơ thể. Với mục đích chẩn đoán bệnh lý, xét nghiệm chỉ số Baso trong máu được chỉ định trong rất nhiều trường hợp như sau:

  • Xét nghiệm đường máu với mục đích phát hiện bệnh lý đái tháo đường xét nghiệm máu
  • Để đánh giá được nguy cơ có thể mắc bệnh tim mạch như rối loạn triglyceride, cholesterol, HDL-C thực hiện xét nghiệm mỡ máu.
  • Trong chẩn đoán viêm gan cần làm xét nghiệm viêm gan như các loại A, B, C, D, E.
  • Xét nghiệm HIV
  • Đối với các xét nghiệm về các bệnh di truyền, sẽ cho ra kết quả với tính chính xác khá cao.

Khi một tình trạng hoặc một số bệnh của người bệnh đã được xác định có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu như bệnh thiếu máu hay bạch cầu. Bằng việc đọc kết quả xét nghiệm công thức máu, trong đó bao gồm chỉ số Baso, các bác sĩ có thể theo dõi, đồng thời kiểm soát được sự tiến triển của bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ bắt buộc phải chỉ định dùng các loại thuốc. Vì vậy để góp phần giúp bác sĩ theo dõi số lượng của tế bào máu nhằm xác định được diễn biến cũng như hiệu quả của việc điều trị thì cần có kết quả xét nghiệm chỉ số Baso trong máu. Qua nhiều lần xét nghiệm, dựa vào sự thay đổi của hàm lượng các chất trong máu tăng lên hay giảm xuống, từ đó bác sĩ có thể xác định được tiến triển trong việc điều trị bệnh đang ở mức độ như thế nào, thuyên giảm được bao nhiêu, tình trạng đáp ứng thuốc của người bệnh và khả năng chữa khỏi. Điều này hỗ trợ rất lớn cho việc điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp với mỗi người bệnh cũng như phương pháp điều trị.

Biết rõ xét nghiệm máu baso là gì sẽ giúp bạn phát hiện các bệnh lý nguy hiểm
Biết rõ xét nghiệm máu baso là gì sẽ giúp bạn phát hiện các bệnh lý nguy hiểm

3. Cách đọc kết quả xét nghiệm chỉ số baso trong máu

Tình trạng tăng lên hoặc giảm xuống của chỉ số Baso một cách bất thường trong xét nghiệm công thức máu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng bệnh lý mà cơ thể bạn đang mắc phải, từ đó có hỗ trợ bác sĩ có những phân tích và chẩn đoán chính xác. Chỉ số Baso (bạch cầu ái kiềm) trong máu được xem là bình thường khi có giá trị kết quả nằm trong khoảng tham chiếu từ 0 – 2.5% (0 – 0.2G/L). Khi có kết quả xét nghiệm công thức máu, nếu chỉ số Baso tăng vượt khỏi mức trên thì báo hiệu cơ thể của bạn có nguy cơ lớn là đã mắc các tình trạng bệnh lý như sau:

  • Bệnh lý dị ứng
  • Cơ thể đang bị nhiễm độc
  • Các bệnh bạch cầu, bạch cầu kinh dòng hạt
  • Xảy ra các phản ứng miễn dịch

Ngoài ra, chỉ số baso trong máu còn tăng lên sau phẫu thuật cắt lá lách, bệnh leukemia mạn tính, các bệnh rối loạn tăng sinh tủy,…. Chỉ số này giảm xuống do stress hoặc có những tổn thương trong tủy xương. Vì vậy, khi có những bất thường trong kết quả xét nghiệm máu nói chung và chỉ số baso trong máu nói riêng, người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn, kiểm tra định kỳ nhằm phục vụ mục đích theo dõi và điều trị bệnh phù hợp. Qua bài viết trên chúng ta cũng có thể thấy được việc thực hiện xét nghiệm máu được xem là 1 phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Chính kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi một tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, từ đó giúp khách hàng có thể chủ động theo dõi cũng như quản lý sức khỏe của bản thân, đặc biệt là với những có vấn đề về cân nặng hoặc liên quan đến chuyển hóa, … Với xét nghiệm máu bạn có thể thực hiện tại các cơ sở y tế, sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp. Với việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu tại đây luôn đảm bảo cung cấp các thông tin về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, hemoglobin,…chính xác nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng tuyệt đối.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số Baso trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số Baso trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số RDW-CV trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số RDW-CV trong xét nghiệm máu là gì?

163

Bài viết hữu ích?