Basophils là một loại tế bào bạch cầu, loại tế bào có vai trò phòng vệ miễn dịch của cơ thể và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài.
Basophils cũng tương tự như những tế bào bạch cầu khác là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Đây là khả năng miễn dịch bẩm sinh của bạn, trái ngược với khả năng miễn dịch mà bạn phát triển sau này sau khi bị nhiễm trùng hoặc tiêm chủng.
Là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh, basophils không giúp bạn miễn dịch với bệnh nhiễm trùng mà bạn đã mắc phải trong quá khứ. Chúng đơn giản nằm trong số những tế bào tuyến đầu tấn công bất kỳ tác nhân lạ nào xâm nhập vào cơ thể. Basophils có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng, bao gồm cả ký sinh trùng như bọ ve và giun.
Basophils giúp kích hoạt phản ứng viêm. Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với bất cứ điều gì có thể gây hại cho nó. Đó là cách cơ thể gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch để chữa lành và sửa chữa các mô bị tổn thương cũng như tự vệ trước các tác nhân bên ngoài.
Basophils hoạt động bằng thành phần chứa trong nó là histamine và heparin. Histamine là một chất giãn mạch, làm cho các mạch máu mở rộng giúp mang lại nhiều tế bào miễn dịch hơn đến vị trí bị thương hoặc nhiễm trùng nhằm tấn công các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Trong khi đó, Heparin là một chất chống đông máu. Nó được cơ thể sản xuất để ngăn ngừa cục máu đông hình thành tại vị trí bị thương hoặc nhiễm trùng.
Basophils cũng gián tiếp tấn công các tác nhân lạ bằng cách liên kết với một loại tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho tế bào B. Sự liên kết này khiến tế bào B giải phóng kháng thể gọi là globulin miễn dịch E (IgE) vào máu. IgE có tác dụng mạnh mẽ chống lại ký sinh trùng và nọc độc.
Thành phần của các tế bào bạch cầu được đo bằng xét nghiệm gọi là số lượng bạch cầu (WBC), trong đó bạch cầu ái kiềm chiếm từ 0,5% đến 1%. Số lượng bạch cầu ái kiềm thực tế được đo bằng phép thử gọi là số lượng bạch cầu ái kiềm tuyệt đối (ABC) được mô tả bằng milimét khối (mm3).
Chỉ số Baso trong máu bình thường nằm trong khoảng từ 15 đến 50 mm3. Khi số lượng nằm ngoài phạm vi này, nó được coi là bất thường. Vậy chỉ số Baso trong xét nghiệm máu thế nào là bất thường?
Chỉ số Baso trong xét nghiệm máu bất thường được mô tả là basophilia (bạch cầu cao) hoặc basopenia (bạch cầu thấp):
Mức basophil có thể nằm ngoài phạm vi bình thường và không phải lúc nào cũng báo hiệu một tình trạng nghiêm trọng, mặc dù trong một số trường hợp thì có thể. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra mức độ basophil bất thường bằng cách xem xét các triệu chứng của bạn và khám sức khỏe cho bạn. Họ có thể yêu cầu xét nghiệm thêm để giúp xác định nguồn gốc của số lượng bất thường.
Có một số tình trạng có thể khiến số lượng basophil của bạn cao hơn bình thường.
Các tình trạng gây viêm mãn tính có liên quan đến bệnh basophilia. Các bệnh nhiễm trùng như cúm hoặc bệnh lao có thể gây ra bệnh basophilia, cũng như một số bệnh tự miễn dịch như
Dị ứng là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với một chất hoặc một tác tác động nào đó. Histamin do basophils giải phóng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng dị ứng. Khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng, bạch cầu ưa kiềm và các tế bào liên quan gọi là tế bào mast sẽ vỡ ra.
Sự giải phóng histamine làm cho các mạch máu mở rộng, và sẽ len lỏi nhiều hơn vào các mô xung quanh. Điều này có thể dẫn đến đỏ và sưng da ở dạng phát ban, nổi mề đay hoặc phù mạch. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng ở mũi và khó thở khi các mô đó sưng lên và bị viêm.
Histamine cũng liên quan đến ngứa. Được xảy ra khi các tế bào Baso gắn vào các protein gọi là thụ thể H1 trong da, gây ra cảm giác bất thường ở các sợi thần kinh xung quanh và khiến bạn ngứa.
Khi bạn bị suy giáp, cơ thể bạn không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Điều này có thể khiến các chức năng cơ thể bị chậm lại, dẫn đến chứng ưa basophilia.
Basophilia cũng có thể là một đặc điểm của một số loại ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu và ung thư hạch. Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính cấp tốc (CML) thường được đánh dấu bằng mức độ basophil rất cao từ 20% trở lên. Những người mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin cũng có thể có lượng basophils tăng cao.
Nhiễm trùng cấp tính như cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng thận cũng có thể khiến nồng độ basophil xuống quá thấp nếu thời gian nhiễm trùng lâu hơn bình thường. Đây là kết quả của việc basophils làm việc quá mức để cố gắng tiêu diệt virus.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nổi mề đay, có thể gây ra chứng hạ Baos. Dị ứng là kết quả của việc cơ thể bạn phản ứng thái quá với chất lạ.
Bệnh cường giáp là tình trạng cơ thể bạn sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Điều này khiến các quá trình trong cơ thể bạn tăng tốc, có thể khiến các chất basophil phải làm việc quá sức.
Việc sử dụng steroid kéo dài có thể gây ra mức độ basophil thấp, cũng như một số phương pháp điều trị nhất định, chẳng hạn như xạ trị và hóa trị. Những phương pháp điều trị này làm gián đoạn việc sản xuất basophils, do đó có thể làm cho số lượng thấp hơn bình thường.
Như vậy, Basophils là một loại tế bào bạch cầu được gọi là bạch cầu hạt. Là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh, basophils là một trong những người bảo vệ tuyến đầu chống lại bệnh tật, bao gồm cả ký sinh trùng.
Chỉ số Baso trong xét nghiệm máu cao có thể do nhiễm trùng, bệnh tự miễn và ung thư, trong khi basophils thấp có thể do nhiễm trùng cấp tính, nổi mề đay, thuốc và điều trị ung thư. Basophils cũng đóng một vai trò trong dị ứng bằng cách giải phóng một chất hóa học gây dị ứng gọi là histamine vào máu.
1043
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
1043
Bài viết hữu ích?