Theo các nghiên cứu cho đến hiện tại, tiểu đường và cân nặng có mối liên hệ vô cùng mật thiết, đặc biệt là tình trạng thừa cân béo phì sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe ở người bị tiểu đường. Câu hỏi đặt ra là bị tiểu đường có tăng cân không?
Về mặt cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường đều xuất phát từ Insulin, một loại hormone do tuyến tụy bài tiết nhằm mục đích giúp cơ thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng và kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Cụ thể hơn ở người bị tiểu đường tuýp 1 thì tuyến tụy mất đi khả năng tiết insulin, trong khi với tiểu đường tuýp 2 thì tuyến tụy vẫn còn khả năng tiết nhưng các tế bào lại không đáp ứng với insulin một cách bình thường (tình trạng này gọi là đề kháng insulin). Hậu quả là nồng độ đường glucose tăng lên rất cao do không được vận chuyển vào trong tế bào và đưa đến nhiều hệ lụy sức khỏe nguy hiểm.
Theo bác sĩ, đặc trưng của bệnh tiểu đường là sụt cân thay vì tăng cân như nhiều người lầm tưởng. Nguyên nhân là do các tế bào không thể sử dụng năng lượng do glucose tạo ra sẽ phản ứng bằng cách phân hủy chất béo để tạo ra năng lượng thay thế. Và khi đó người bệnh chắc chắn sẽ giảm cân. Tuy nhiên thực tế lại có không ít trường hợp người bị tiểu đường tăng cân nhiều, vậy nguyên nhân do đâu?
Theo lý giải của bác sĩ, nguyên nhân khiến người bị tiểu đường tăng cân chủ yếu liên quan đến việc sử dụng các thuốc kiểm soát đường huyết, đặc biệt là ở người bệnh cần đến liệu pháp Insulin. Thống kê cho thấy hầu hết người bệnh bắt đầu điều trị bằng liệu pháp Insulin đều sẽ bị tăng cân. Kèm theo đó, tình trạng đề kháng insulin ở người bị tiểu đường tuýp 2 cũng có thể gây tăng cân. Lý do là vì tuyến tụy sẽ sản xuất nhiều insulin hơn để đáp ứng với tình trạng đề kháng, kéo theo cơ và gan sẽ dự trữ đường nhiều hơn. Sau khi cơ và gan là dự trữ quá nhiều đường thì gan sẽ có cơ chế để “gửi” lượng đường dư thừa đến các tế bào mỡ và từ đó dẫn đến tăng cân.
Bên cạnh Insulin, một số loại thuốc điều trị tiểu đường khác, chẳng hạn như Glipizide và Pioglitazone, cũng có tác dụng phụ gây tăng cân. Do đó, để hiệu quả điều trị đạt cao nhất và hạn chế được vấn đề tăng cân, điều quan trọng nhất là người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân.
Thắc mắc bệnh tiểu đường có tăng cân không đã được giải đáp, tuy nhiên như đã đề cập thì giữa tiểu đường và thừa cân/béo phì vốn có mối quan hệ liên quan rất mật thiết. Cụ thể là người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát được cân nặng thì nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng sẽ cao hơn. Do đó, kiểm soát cân nặng phù hợp là một trong những yếu tố đảm bảo hiệu quả khi điều trị tiểu đường. Và chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ là công cụ được cả bác sĩ lẫn người bệnh sử dụng để theo dõi cân nặng với ưu điểm dễ thực hiện và hiệu quả khá cao.
Từ góc độ của bác sĩ, chỉ số BMI có vai trò như một tham số trong quá trình chẩn đoán nguy cơ tiểu đường tuýp 2, hỗ trợ tiên lượng nguy cơ xảy ra biến chứng và theo dõi kết quả điều trị. Với người bệnh, chỉ số BMI là công cụ đơn giản và không tốn kém để ghi nhận và điều chỉnh cân nặng ngay tại nhà, qua đó góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Chỉ số được tính toán dựa trên cân nặng và chiều cao, theo công thức BMI (kg/m2) bằng trọng lượng (tính theo kg) chia cho bình phương chiều cao (tính theo mét). Ví dụ, một người có cân nặng 60 kg và chiều cao 163cm thì chỉ số BMI sẽ bằng 60 chia cho (1.63 x 1.63) và kết quả là 22.6 kg/m2.
Thông thường chỉ số BMI của người Châu Á trưởng thành khi dao động trong ngưỡng từ 18.5 đến dưới 23 kg/m2 sẽ được gọi là bình thường. Và con số này cũng sẽ là mục tiêu để người bệnh tiểu đường kiểm soát cân nặng của bản thân.
Người bị tiểu đường tăng cân nhiều là một yếu tố bất lợi. Do đó Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) vừa đưa ra một khuyến cáo quan trọng là những người bị tiểu đường tuýp và kèm theo thừa cân hoặc béo phì phải thực hiện 2 mục tiêu chính là giảm cân và kiểm soát đường huyết ở mức lành mạnh. Theo khuyến nghị của ADA, người bệnh chỉ cần giảm từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên sẽ kéo theo nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm tăng khả năng kiểm soát đường huyết, cải thiện kết quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong tim mạch lâu dài.
Khi nói đến các biện pháp giảm cân ở người bị tiểu đường, ADA khuyến nghị theo thứ tự ưu tiên như sau:
Theo các chuyên gia, thay đổi lối sống là liệu pháp chính để kiểm soát cân nặng ở người bị tiểu đường, bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể chất. Khi biện pháp này không hiệu quả, người bệnh sẽ cần đến các loại thuốc điều trị, như Semaglutide hoặc Tirzepatide. Cuối cùng phẫu thuật sẽ là một lựa chọn có thể xem xét khi người bệnh không đạt được mục tiêu về cân nặng với các biện pháp ban đầu.
Các biện pháp kiểm soát cân nặng ở người bệnh tiểu đường cụ thể như sau:
Tóm lại, khi đã hiểu được vì sao người bị tiểu đường tăng cân người bệnh nên chú ý tới việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường tập luyện để cho quá trình giảm cân đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra nếu cần thiết bạn có thể tới gặp bác sĩ để được tư vấn về cách chiến lược cụ thể để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.
66
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
66
Bài viết hữu ích?