Zalo

Đường hay chất béo gây ra bệnh tiểu đường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đường hay chất béo gây ra bệnh tiểu đường là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Không giống như đường, chất béo ít ảnh hưởng ngay lập tức đến lượng đường trong máu và đây là lý do chính giải thích tại sao chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo có xu hướng kiểm soát đường máu tốt hơn. Tuy nhiên, việc hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ dẫn đến tăng kháng insulin và khiến đường máu cao hơn.

1. Ăn đường có gây tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không còn khả năng điều chỉnh đường máu một cách hiệu quả. Điều này có thể xảy ra khi tuyến tụy ngừng sản xuất đủ insulin, hoặc tế bào trở nên đề kháng với insulin được sản xuất hoặc cả hai. Đường máu tăng liên tục có thể dẫn đến các biến chứng như tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tổn thương thần kinh và thận, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm soát chúng hiệu quả.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính, mỗi loại có nguyên nhân khác nhau. 90% trường hợp là bệnh tiểu đường loại 2 và chủ yếu được gây ra bởi các yếu tố dinh dưỡng cũng như lối sống. Trong đó, cơ thể béo phì gây tiểu đường là một yếu tố nguy cơ thường gặp. 

Vì căn bệnh này được đặc trưng bởi mức đường máu cao, nên ăn đường có gây tiểu đường không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Mặc dù ăn một lượng lớn đường bổ sung có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng lượng đường tiêu thụ chỉ là một phần của vấn đề. Các yếu tố khác như dinh dưỡng, lối sống và di truyền cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hình: Ăn đường có gây tiểu đường không là vấn đề nhiều người quan tâm

Để làm rõ vấn đề ăn đường có gây tiểu đường, các nhà khoa học đã không ngừng tiến hành những nghiên cứu quy mô. Trong đó, một số lượng lớn nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khoảng 25%. Trên thực tế, chỉ uống một đồ uống có đường mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 13%, không phụ thuộc vào bất kỳ sự tăng cân nào mà nó có thể gây ra.

Ngoài ra, số liệu thống kê cho thấy những quốc gia tiêu thụ đường nhiều nhất có tỷ lệ mắc tiểu đường loại 2 cao nhất, ngược lại thì những nước có mức tiêu thụ đường thấp có tỷ lệ thấp nhất. Mối liên hệ giữa lượng đường tiêu thụ và bệnh tiểu đường vẫn tồn tại ngay cả sau khi kiểm soát tổng lượng calo, trọng lượng cơ thể, lượng rượu tiêu thụ và tập thể dục. Mặc dù những nghiên cứu này không chứng minh ăn đường có gây tiểu đường hay không nhưng mối liên hệ này rất chặt chẽ.

Nhiều chuyên gia sức khỏe tin rằng tiêu thụ nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cả trực tiếp và gián tiếp. Nó có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ do tác động của fructose lên gan, bao gồm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm nhiễm và kháng insulin cục bộ. Những tác động này có thể kích hoạt việc sản xuất insulin bất thường trong tuyến tụy và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ăn nhiều đường cũng góp phần tăng cân và tăng mỡ trong cơ thể, đây là những yếu tố nguy cơ riêng biệt gây ra bệnh tiểu đường. Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng ăn nhiều đường có thể làm gián đoạn tín hiệu của hormone leptin, có vai trò thúc đẩy cảm giác no, khiến chúng ăn quá nhiều và tăng cân. Để giảm tác động tiêu cực của việc tiêu thụ nhiều đường, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị không nên nạp quá 10% lượng calo hàng ngày từ đường bổ sung.

2. Ăn nhiều chất béo gây ra bệnh tiểu đường không?

Chế độ ăn nhiều năng lượng và chất béo là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến thừa cân béo phì. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư, bệnh xương khớp, … Trong đó, cơ thể béo phì gây tiểu đường loại 2, tiền tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. 

Cơ thể béo phì gây tiểu đường vì làm cơ thể mất nhạy cảm với hoạt động của insulin, dẫn đến khó sử dụng insulin một cách hiệu quả để điều chỉnh đường máu. Trong nhiều thập kỷ, chất béo đã bị coi là “kẻ xấu” trong chế độ ăn uống và dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo không tệ hơn carbohydrate. Trên thực tế, chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo hiện được coi là lành mạnh hơn, đặc biệt là về kiểm soát đường huyết và giảm cân, so với chế độ ăn ít chất béo, nhiều carb.

Chất béo là chất dinh dưỡng đậm đặc năng lượng nhất và mang gấp đôi lượng calo so với cùng trọng lượng của carbohydrate nguyên chất. Mặc dù điều này không có nghĩa là bạn nên tránh chất béo hoàn toàn, nhưng cần phải biết lượng calo nạp vào khi ăn thực phẩm giàu chất béo như bơ, pho mát và kem. Và điều quan trọng cần ghi nhớ là một số chất béo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe rất nhiều so với những chất béo khác. Chất béo chuyển hóa, không lành mạnh nhất thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn sẵn, khoai tây chiên giòn, bánh nướng, bánh ngọt và bánh quy, vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn uống.

Hình: Cơ thể béo phì gây tiểu đường theo nhiều cơ chế khác nhau

3. Cơ thể béo phì gây tiểu đường: Làm thế nào để khắc phục?

Thừa cân béo phì có thể dẫn tới bệnh tiểu đường cũng như gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tình trạng dư thừa cân nặng cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy, sau khi biết được cơ thể béo phì gây tiểu đường cần làm gì để khắc phục là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Dưới đây là cách ăn uống để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:

  • Thực hiện chế độ ăn thực phẩm toàn phần: Chế độ ăn nhiều hạt, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Uống cà phê: Đã được nghiên cứu là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mỗi cốc hàng ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 7%.
  • Ăn rau lá xanh: Một chế độ ăn nhiều rau lá xanh có liên quan đến việc giảm 14% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Uống rượu điều độ: Uống rượu vừa phải, được định nghĩa là khoảng 0,5–3,5 ly mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khoảng 30% so với việc uống nhiều rượu hoặc kiêng hoàn toàn.
  • Nếu việc giảm lượng đường bổ sung khiến bạn cảm thấy quá sức, bạn có thể bắt đầu bằng cách giảm lượng đồ uống có đường, chính là nguồn cung cấp đường bổ sung chính trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
  • Đọc kỹ nhãn thực phẩm là điều bắt buộc vì có hơn 50 tên gọi khác nhau của đường được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm. Học cách chú ý đến chúng là bước đầu tiên để giảm mức tiêu thụ đường.

Béo phì không nhất thiết gây ra bệnh tiểu đường loại 2, nhưng nó là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh chuyển hóa này. Điều này là do những người béo phì hoặc thừa cân thường bị viêm mãn tính ở mức độ thấp, có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. May mắn thay, tăng cường hoạt động thể chất, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng và giảm cân đã được chứng minh là có hiệu quả để ngăn ngừa béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Để quá trình giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính trở lên hiệu quả những người thừa cân, béo phì có thể tham khảo phương pháp giảm cân tiêu hao năng lượng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thông qua đó, liệu pháp này có tác dụng tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bác sĩ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể của từng người sau đó sẽ đưa ra phác đồ giảm cân cụ thể. Trong cả quá trình thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp kết hợp với luyện tập điều độ để có hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

Giảm cân bằng cách giảm insulin để ổn định đường huyết

Giảm cân bằng cách giảm insulin để ổn định đường huyết

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Tác hại của thừa cân béo phì ở tuổi trung niên

Tác hại của thừa cân béo phì ở tuổi trung niên

Giảm cân ở người trầm cảm có giúp cải thiện tâm trạng?

Giảm cân ở người trầm cảm có giúp cải thiện tâm trạng?

19

Bài viết hữu ích?