Giống như các loại ung thư khác, ung thư buồng trứng giai đoạn sớm không có dấu hiệu rõ ràng mà phải đến giai đoạn muộn mới xuất hiện triệu chứng. Chính điều này khiến người bệnh chủ quan không đi khám và điều trị kịp thời. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ chữa thành công ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm là 90%. Tỉ lệ này giảm xuống còn 70 – 80% nếu tế bào ung thư phát triển mạnh và chỉ còn hơn 20% khi ung thư buồng trứng đã di căn.
Các nhà nghiên cứu đã liên tục đưa những phương pháp mới để phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng, giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công, kéo dài thời gian sống còn cho người bệnh. Trong đó có phương pháp xét nghiệm CA 125 để tầm soát ung thư buồng trứng. Vậy CA 125 là xét nghiệm gì?
Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm CA 125 vì một số lý do như:
Vậy chỉ định của xét nghiệm CA 125 là gì? Chất chỉ điểm khối u CA 125 không đặc hiệu cho ung thư buồng trứng nên xét nghiệm CA 125 không được dùng để tầm soát cho nhóm phụ nữ không triệu chứng. Xét nghiệm này được sử dụng để tìm kiếm dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng ở những người có nguy cơ cao, bao gồm:
Nồng độ CA 125 ở người bình thường là 0-35U/mL. Kết quả xét nghiệm CA 125 trên 35U/mL được xem là cao. Tuy nhiên, chỉ riêng xét nghiệm CA 125 không đủ để kết luận một người đó có bị ung thư buồng trứng hay không, xét nghiệm này cần được kết hợp cùng khám lâm sàng và cận lâm sàng để biết nguyên nhân làm nồng độ CA 125 tăng cao.
Một người bị ung thư buồng trứng có kết quả xét nghiệm CA 125, có nghĩa là họ có khối u không sản xuất CA 125. Khoảng 0,6 – 1,4% người khỏe mạnh có nồng độ CA 125 tăng.
Ở người đang điều trị ung thư buồng trứng, chỉ số xét nghiệm máu CA 125 giảm sau khi điều trị cho thấy điều trị có hiệu quả. Ngược lại, giá trị CA 125 tăng lên hoặc không thay đổi gợi ý phác đồ điều trị không hiệu quả. Với người đã hoàn thành điều trị ung thư buồng trứng, xét nghiệm CA 125 có thể được chỉ định để theo dõi định kỳ. Kết quả xét nghiệm CA 125 bất thường có thể là dấu hiệu gợi ý ung thư đang trở lại.
Bên cạnh đó, một số loại ung thư có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm CA 125
tăng cao bất thường là ung thư nội mạc tử cung, tuyến tụy, vú, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, ống dẫn trứng, biểu mô phúc mạc. Một số tình trạng lành tính khác cũng làm tăng chỉ số xét nghiệm máu CA 125 như phụ nữ trong ngày có kinh nguyệt; thai kỳ; mắc bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm nhiễm âm đạo,… viêm phần phụ; viêm gan; viêm tụy; viêm màng tim,…
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu đưa các bằng chứng về mối liên hệ giữa thừa cân béo phì và nguy cơ ung thư. Người bị thừa cân béo phì khác biệt với những người có cân nặng bình thường không chỉ mức độ phân bố chất béo trong cơ thể mà còn liên quan đến vài khía cạnh khác cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Không thể phủ nhận rằng lượng chất béo cao vượt mức trong cơ thể có liên quan đến các nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm: ung thư nội mạc tử cung, biểu mô tuyến thực quản, tâm vị dạ dày, gan, thận, đa u tủy, màng não, tuyến tụy, đại trực tràng, túi mật, vú, buồng trứng, tuyến giáp. Trong đó, chỉ số BMI cao có thể làm tăng nhẹ nguy cơ bị ung thư buồng trứng, đặc biệt là ở những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng liệu pháp hormone mãn kinh. Ví dụ, chỉ số BMI tăng lên 5 đơn vị thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ tăng lên 10% ở những người này.
Vì vậy, giá trị của xét nghiệm CA 125 với người thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa là giúp tầm soát phát hiện sớm ung thư, không chỉ riêng ung thư buồng trứng mà còn các loại ung thư khác.
Tóm lại, xét nghiệm máu là một phần không thể thiếu của việc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh lý cụ thể của người bệnh, giúp người bệnh chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, đặc biệt là với những người có vấn đề về cân nặng, chuyển hóa,... Việc được thăm khám và làm các xét nghiệm máu định kỳ vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, từ đây người bệnh có thể hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mình để từ đó đưa ra hướng chăm sóc sao cho hợp lý. Đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
30
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
30
Bài viết hữu ích?