Zalo

Mục đích của xét nghiệm natri máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các chất điện giải như Natri, Kali, Clorua đều là những thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các tế bào thần kinh và tế bào tim, cơ được sử dụng để duy trì điện áp ở màng tế bào và mang xung điện từ đến những tế bào khác trong cơ thể. Trong đó xét nghiệm natri máu rất hay được các bác sĩ quan tâm để theo dõi tình trạng điện giải của người bệnh. Vậy mục đích của xét nghiệm natri máu là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm natri sodium trong máu dùng để làm gì?

Natri là chất điện giải có nồng độ cao nhất trong máu và là cation chủ yếu của dịch ngoại bào. Vì vậy natri đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng nước và duy trì áp lực thẩm thấu máu, cũng như hoạt động của các dây thần kinh và cơ bắp. Vì vậy xét nghiệm định lượng natri máu dùng để kiểm tra lượng natri trong máu có đủ để đáp ứng các nhu cầu sinh lý của cơ thể hay không.

Chỉ định xét nghiệm natri máu trong các trường hợp sau:

  • Kiểm tra cân bằng nước và điện giải cơ thể
  • Tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng mà có thể do nồng độ natri không bình thường gây ra
  • Kiểm tra sự tiến triển của bệnh về thận hoặc tuyến thượng thận
  • Kiểm tra điện giải đồ sau các cuộc phẫu thuật.
xét nghiệm natri máu
Xét nghiệm natri máu được chỉ định trong nhiều trường hợp

2. Ý nghĩa lâm sàng của chỉ số xét nghiệm natri máu

Nồng độ natri máu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thể tích tuần hoàn, thể tích dịch ngoại bào, aldosteron, ADH, yếu tố gây thải natri qua nước tiểu,… Vì vậy các giá trị của nồng độ natri máu sẽ cho thấy sự bất thường của yếu tố ảnh hưởng tới natri. Giá trị bình thường của natri huyết là: 136- 145 mEq/ L hoặc 136- 145 mmol/L. Giá trị cao hơn hay thấp hơn giá trị chuẩn đều là bất thường về nồng độ natri trong máu. 

Nếu nồng độ natri máu cao:

  • Nồng độ natri máu quá cao có thể do chế độ ăn nhiều natri hoặc do không uống đủ nước và bị mất nước. 
  • Vấn đề mất nước gây tăng natri máu có thể là do thuốc lợi tiểu, nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng, hội chứng Cushing, bệnh thận hoặc chấn thương, nhiễm toan đái tháo đường, hoặc một tình trạng gọi là bệnh đái tháo nhạt
  • Ngoài ra, natri huyết cao cũng có thể do nồng độ hormone aldosteron cao

Nồng độ natri máu thấp:

  • Có thể do đổ mồ hôi nhiều, bỏng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc dinh dưỡng kém
  • Suy tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp hoạt động kém, suy tim, bệnh thận, xơ gan, xơ nang hoặc SIADH (hội chứng bài tiết hormon chống bài niệu không phù hợp)
xét nghiệm natri máu
Kết quả xét nghiệm natri máu phản ánh nhiều vấn đề về rối loạn điện giải trong cơ thể

3. Xét nghiệm natri máu được thực hiện như thế nào?

Việc lấy máu xét nghiệm nồng độ natri không cần chuẩn bị gì từ phía người bệnh, quy trình thực hiện tương tự việc lấy máu xét nghiệm:

  • Garo quanh cánh tay trên để ngăn dòng máu chảy giúp các tĩnh mạch lớn hơn, dễ dàng cho việc đưa kim vào tĩnh mạch
  • Làm sạch vị trí lấy máu bằng cồn sát khuẩn
  • Đặt kim vào tĩnh mạch
  • Gắn một bơm tiêm lấy máu
  • Tháo garo khi đã lấy đủ máu xét nghiệm
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vị trí kim sau đó rút kim ra nhẹ nhàng
  • Ấn để tạo áp lực lên chỗ vừa lấy máu rồi băng lại
  • Gửi mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm để định lượng natri máu

Có thể thấy việc xét nghiệm natri máu tương đối đơn giản, tuy nhiên cũng có một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm như:

  • Các thuốc tránh thai, thuốc corticosteroid, kháng sinh, estrogen, thuốc chống trầm cảm ba vòng, heparin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc lợi tiểu, lithium
  • Tăng protid máu, lipid máu, truyền dextran, tăng glucose máu có thể làm giảm natri máu

Tóm lại xét nghiệm natri máu rất có ích trong việc đánh giá các rối loạn thần kinh (lú lẫn, kích động, hôn mê) hoặc để theo dõi bệnh nhân suy thận, xơ gan, đái tháo đường, bệnh lý khối u và ở các bệnh nhân đang được điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch. Bên cạnh đó, xét nghiệm natri máu còn rất có giá trị đối với người đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì hoặc rối loạn chuyển hóa.

Ngoài xét nghiệm natri máu, những đối tượng đang bị thừa cân béo phì, mắc bệnh chuyển hóa cũng có thể thực hiện làm thêm xét nghiệm máu từ cơ bản tới chuyên sâu. Bởi xét nghiệm máu là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường quy giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Điều này có vai trò trong việc giúp người bệnh có thể theo dõi và quản lý chính xác được tình trạng bệnh lý hiện tại của mình. Đồng thời đây cũng là một loại xét nghiệm quan trọng trong việc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh lý được chi tiết hơn.

Trong trường hợp nếu đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được đăng ký tiến hành làm xét nghiệm máu trong thời gian sớm nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

Người trung niên đang béo, bị gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không?

Người trung niên đang béo, bị gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không?

Nguy cơ gan nhiễm mỡ ở người thừa cân béo phì

Nguy cơ gan nhiễm mỡ ở người thừa cân béo phì

62

Bài viết hữu ích?