Zalo

Người trung niên đang béo, bị gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hải sản là những thực phẩm ngon miệng, giàu giá trị dinh dưỡng thường được sử dụng trong các bữa ăn. Tuy nhiên trong hải sản lại chứa một hàm lượng nhỏ chất béo ít bão hòa nên nhiều người thắc mắc, liệu mắc bệnh gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không?

1. Thành phần dinh dưỡng của các loại hải sản phổ biến

Để trả lời cho câu hỏi, gan nhiễm mỡ có ăn được hải sản không thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng có trong các loại hải sản. Trong thành phần của các loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng để bổ sung năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể. Nhiều món ăn được chế biến từ các loại hải sản như cá, tôm, bạch tuộc, mực, ngao, sò huyết, tu hài, cua, tôm, ghẹ,.... cung cấp hàm lượng canxi, omega-3, protein cao. 

Đặc biệt, trong các loại cá có chứa các thành phần sắt, vitamin B12, protid, lipid và các loại vitamin PP có nhiều trong mực. Còn với các loại tôm, sò, mực ống có chứa các chất như kẽm, photpho, kali, đồng, chất béo, axit amin, đường,... Vì thế một chế độ dinh dưỡng được bổ sung các loại hải sản sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tim mạch cho người lớn và tăng cường sự phát triển thể chất và trí tuệ cho trẻ nhỏ.

gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không là thắc mắc của nhiều người 

2. Người trung niên đang béo, bị gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không? Vì sao?

Với những lợi ích như đã kể trên thì nhiều người thắc mắc, gan nhiễm mỡ có ăn được hải sản không? Với hàm lượng nhỏ chất béo ít bão hòa có trong hải sản thì người mắc gan nhiễm mỡ vẫn có thể ăn được các món ăn có chứa hải sản. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng hạn chế để giảm tình trạng gây áp lực cho gan và không hiệu quả trong việc phục hồi sức khỏe.

Vậy người bị gan nhiễm mỡ ăn tôm được không? Tôm là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích sử dụng hàng ngày. Tôm có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon như tôm hấp bia xả, nem tôm, tôm chiên xù. Theo đó, những người đang bị gan nhiễm mỡ có thể ăn được tôm, vì trong thành phần của loại thực phẩm này chỉ có chứa hàm lượng rất nhỏ chất béo ít bão hòa nên không gây ra ảnh hưởng gì đến tình trạng bệnh. 

Tuy nhiên, tương tự như các loại hải sản khác thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều tôm, bởi tôm chứa khá nhiều đạm, dễ tăng áp lực cho gan, khiến sức khỏe phục hồi chậm hơn.

Tóm lại với các câu hỏi, gan nhiễm mỡ có ăn được hải sản không và gan nhiễm mỡ ăn tôm được không thì hoàn toàn là có thể. Tuy nhiên, với những người trung niên có thể trạng béo phì kèm theo dị ứng với những loại protein có trong hải sản thì không nên ăn loại thực phẩm này. Đồng thời, bạn cần lựa chọn cẩn thận các loại hải sản trước khi ăn, vì chúng thường chứa một lượng lớn khuẩn bệnh dễ gây ảnh hưởng tiêu cực cho dạ dày và làm cho gan hoạt động nhiều hơn để loại trừ độc tố.

Vậy nên muốn ăn hải sản thì bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng sức khỏe và quá trình phục hồi khi điều trị bệnh. Việc đưa hải sản vào chế độ ăn uống của người trung niên có thể trạng béo phì đang bị gan nhiễm mỡ cần hết sức thận trọng và tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo nhận tối đa lợi ích và hạn chế rủi ro cho sức khỏe.

3. Các loại thực phẩm cần tránh để bảo vệ lá gan

Bên cạnh vấn đề gan nhiễm mỡ có ăn được hải sản không và gan nhiễm mỡ ăn tôm được không thì có một số loại thực phẩm cần tránh sử dụng khi bị bệnh gan nhiễm mỡ, cụ thể như sau: 

3.1. Các thực phẩm chứa nhiều đường

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể là nguyên nhân dẫn tới thừa cân, béo phì và đái tháo đường type 2. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh bị gan nhiễm mỡ do làm gia tăng lượng mỡ gan.

gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể là nguyên nhân dẫn tới thừa cân, béo phì 

Các chuyên gia sức khỏe cho biết ở những người trung niên có thể trạng thừa cân, béo phì, lượng calo không được chuyển hóa hết thành năng lượng sẽ bị tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ béo triglyceride. Hàm lượng triglyceride dư thừa không được hấp thụ hết sẽ tích tụ trong gan dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng có nhiều thực phẩm chứa đường còn thúc đẩy kháng insulin. Điều này làm glucose trong các món ăn không thể xâm nhập vào tế bào mà tích tụ trong máu. Để cân bằng lượng đường máu, tuyến tụy sẽ sản xuất nhiều hơn để tiết nhiều insulin hơn. Nồng độ insulin trong máu cao dẫn đến tăng lượng chất béo trung tính, gây ra lắng đọng axit béo trong gan.

Đối với những người bị bệnh đái tháo đường khi hạ đường huyết, axit béo tự do sẽ được tăng điều động từ mô mỡ vào máu, đồng thời gan phải chuyển hóa axit béo tự do thành triglyceride gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Do đó, người có lượng đường trong máu cao thì cần hạn chế tối đa tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt,chè, kem... và hạn chế ăn các loại hoa quả có hàm lượng đường fructose cao như vải, nho, chuối, lê...

3.2. Thực phẩm chiên rán, giàu cholesterol

Thực phẩm chiên rán hoặc chứa nhiều cholesterol như mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, trứng các loại gia cầm, thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói... đều không tốt cho người bị gan nhiễm mỡ. 

Việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm chiên rán, giàu cholesterol như đã kể trên dễ gây ra tình trạng thừa cân béo phì, tăng tỷ lệ triglyceride trong máu, tăng hàm lượng cholesterol ảnh hưởng tiêu cực đến gan. Thay vào đó, chế độ dinh dưỡng của người trung niên nên sử dụng hoàn toàn dầu thực vật, tăng cường bổ sung rau xanh và các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá thu, cá hồi, cá ngừ tác dụng cải thiện mức độ chất béo trong gan.

3.3. Các loại thực phẩm đóng hộp hoặc chứa nhiều muối

Lạm dụng thức ăn nhiều muối như thịt muối, thịt sấy khô, dưa cà muối, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp dễ hình thành nên thói quen ăn mặn. Trong khi đó ăn mặn có thể làm gia tăng lượng mỡ tích tụ trong gan.

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy, ăn nhiều muối giúp tăng cường độ nhạy insulin ở tế bào mỡ, tăng sự hấp thu glucose và chuyển hóa glucose do insulin gây ra, đồng thời thúc đẩy phì đại tế bào mỡ. Chế độ ăn nhiều muối khiến nồng độ leptin tăng cao, cơ thể bị phù, giữ nước làm tăng chỉ số khối BMI hoặc tỷ lệ mỡ cơ thể, dẫn đến béo phì, kháng insulin gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Lượng muối nạp vào cơ thể quá nhiều cũng gây ra thay đổi hệ thống hormone làm nhiệm vụ điều hòa cân bằng huyết áp và dịch ngoại bào, thúc đẩy quá trình viêm gan và xơ hóa, dẫn đến sự tiến triển nhanh chóng bệnh gan nhiễm mỡ.

Theo các chuyên gia sức khỏe thì chế độ ăn hàng ngày của người trung niên nên nêm gia vị vừa ăn hoặc hơi nhạt, lượng muối hấp thụ mỗi ngày không nên vượt quá 6 g.

3.4. Thực phẩm giàu carbohydrate

Các thực phẩm giàu carbohydrate như cơm trắng, bánh mì, mì tôm, bánh quy, khoai tây chiên, bánh gạo... khiến cơ thể chuyển hóa carbohydrate dư thừa thành chất béo. Nếu chất béo lắng đọng theo thời gian kéo dài trong gan sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Chế độ ăn hàng ngày của người trung niên nên sử dụng các loại thực phẩm khác thay thế như gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này tác dụng tăng đáng kể chất xơ, giảm chất béo và các thành phần gây viêm có trong nhiều loại carb tinh chế kể trên.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin liên quan đến người trung niên đang béo, bị gan nhiễm mỡ ăn hải sản được không? Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích để bạn có thể xác định mức độ nguy hiểm của gan nhiễm mỡ từ đó có những giải pháp kịp thời nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

Nguy cơ gan nhiễm mỡ ở người thừa cân béo phì

Nguy cơ gan nhiễm mỡ ở người thừa cân béo phì

Mục đích của xét nghiệm natri máu

Mục đích của xét nghiệm natri máu

43

Bài viết hữu ích?