Zalo

Nhịn ăn và trầm cảm: Mối liên hệ, lợi ích, rủi ro

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhịn ăn là 1 phương pháp kiểm soát ăn uống được áp dụng phổ biến hiện nay. Do đó rất nhiều quan tâm về những ảnh hưởng của việc nhịn ăn đến sức khỏe thể chất và tinh thần, trong đó bao gồm bệnh trầm cảm. Vậy nhịn ăn có gây trầm cảm không hay ngược lại giúp điều trị trầm cảm?

1. Nhịn ăn là gì?

Trước khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa nhịn ăn và trầm cảm, cụ thể là nhịn ăn có gây trầm cảm không, chúng ta cần có những cái nhìn tổng quan về nhịn ăn. Nhịn ăn là 1 chế độ đòi hỏi phải hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm cả dạng rắn và dạng lỏng. Chúng ta có thể nhịn ăn theo nhiều cách khác nhau, bao gồm những cách phổ biến như sau:

  • Nhịn ăn gián đoạn: Người theo đuổi sẽ không ăn trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn nhịn từ 12 đến 18 giờ mỗi ngày hoặc nhịn ăn liên tục trong 24 giờ khoảng 1-2 lần mỗi tuần;
  • Nhịn ăn luân phiên: Người theo đuổi sẽ ăn cách ngày, xen kẽ là những ngày không hoặc hạn chế tiêu thụ calo;
  • Nhịn ăn xen kẽ cải tiến: Ban chỉ tiêu thụ khoảng 25% lượng thực phẩm thông thường mỗi ngày.
nhịn ăn có gây trầm cảm không
Nhịn ăn có gây trầm cảm không là thắc mắc của nhiều người

2. Nhịn ăn có gây trầm cảm không?

Trầm cảm do nhịn ăn kéo dài là vấn đề rất được quan tâm, tuy nhiên nhiều người thắc mắc không biết điều này có thật sự xảy ra hay không. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhịn ăn và chứng trầm cảm với nhiều kết quả trái ngược nhau.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2018 đã xem xét những thay đổi tâm trạng xảy ra sau 72 giờ nhịn ăn ở 15 phụ nữ khỏe mạnh và so sánh với những phụ nữ cùng tuổi nhưng có chế độ ăn bình thường. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhóm phụ nữ nhịn ăn sẽ cảm thấy buồn bã nhiều hơn, đồng thời khó đưa ra quyết định và có xu hướng tự trách móc bản thân. Nghiên cứu này còn sử dụng kỹ thuật chụp MRI để phân tích mức độ ảnh hưởng của việc nhịn ăn đến những thay đổi của não bộ. Kết quả cho thấy có hiện tượng giảm hoạt động của các thụ thể não ở những người nhịn ăn và bị trầm cảm nặng (MDD).

Theo các chuyên gia, nhịn ăn có thể dẫn đến nhiều thay đổi trên toàn bộ cơ thể, bao gồm những ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy rằng việc nhịn ăn trong thời gian ngắn có mối liên quan đến tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và căng thẳng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy một số trường hợp lại gia tăng tâm trạng tích cực sau khi nhịn ăn, cụ thể là họ cảm thấy tự hào và cảm thấy bản thân đã lập được một "thành tựu".

Những kết quả trái ngược cho thấy tác động của việc nhịn ăn có thể khác nhau ở mỗi người. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao chúng ta có thể phản ứng khác nhau với việc nhịn ăn, bao gồm:

  • Niềm tin tôn giáo hoặc tâm linh làm cho việc nhịn ăn trở thành một trải nghiệm tích cực hơn;
  • Mức độ tự chủ về mặt cảm xúc cần thiết để nhịn ăn;
  • Cảm giác thành công sau khi hoàn thành việc nhịn ăn;
  • Trải nghiệm nhịn ăn trước đó dẫn đến thay đổi tâm trạng tích cực hơn.

Một số nhà khoa học khác lại tin rằng, việc nhịn ăn có thể giúp giảm một số vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm cả trầm cảm. Ví dụ, một đánh giá năm 2021 báo cáo rằng những người nhịn ăn có điểm lo âu và trầm cảm thấp hơn so với nhóm không nhịn ăn. Những dữ liệu này đến từ 5 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Mặt khác, một đánh giá năm 2022 lại kết luận rằng việc nhịn ăn có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như cáu kỉnh, nhưng xen kẽ cũng có những trải nghiệm tích cực, như cảm giác hoàn thành mục tiêu và kiểm soát được bản thân.

Về lý thuyết, nhịn ăn có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Kiểm soát cân nặng: Các nhà nghiên cứu đã xác định được mối liên hệ giữa béo phì và trầm cảm. Đối với một số người, nhịn ăn có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm bằng cách hỗ trợ giảm cân. Vấn đề quan trọng cần chú ý là việc nhịn ăn có thể phức tạp đối với những người có tiền sử ăn uống không điều độ. Nếu đang nghĩ đến việc thử nhịn ăn, họ cần phải trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần về mức độ an toàn cũng như rủi ro có thể xảy ra;
  • Thay đổi trao đổi chất: Nhịn ăn gián đoạn có thể khiến cơ thể chuyển từ phân hủy glucose sang phân hủy ceton, qua đó kích thích tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và kết quả cuối cùng là chống căng thẳng. Dựa theo một nghiên cứu năm 2022, nhịn ăn có thể thay đổi quá trình trao đổi chất của bạn theo những cơ chế như cải thiện nồng độ cholesterol và lipid trong máu, tăng thể ceton và giảm nồng độ glucose máu. Một số nghiên cứu gợi ý rằng việc nhịn ăn cũng có thể hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách chống viêm và tăng lưu thông máu đến ống tiêu hóa;
  • Cắt giảm calo: Nhịn ăn gián đoạn thường kết hợp với việc hạn chế calo, và đây là cách can thiệp giúp giảm cân lành mạnh. Một đánh giá năm 2021 cho thấy cả việc hạn chế calo và nhịn ăn gián đoạn đều có thể hữu ích trong việc điều trị trầm cảm do có thể có những thay đổi về nồng độ acid béo và các chất dẫn truyền thần kinh, cùng với đó là các tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất.

Tóm lại, một số nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết trầm cảm do nhịn ăn kéo dài và một số nghiên cứu khác lại cho kết quả ngược lại. Do đó, chúng ta sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu lớn trong tương lai để xác định chính xác mối liên hệ giữa nhịn ăn và trầm cảm.

nhịn ăn có gây trầm cảm không
Việc nhịn ăn có thể giúp giảm một số vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm cả trầm cảm

3. Nhịn ăn kéo dài có hại không?

Nếu đang cân nhắc về việc nhịn ăn, trước hết bạn cần thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt là vấn đề nhịn ăn kéo dài có hại không. Một số kiểu nhịn ăn có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, như giúp kiểm soát đường máu, huyết áp và phản ứng viêm. Tuy nhiên đối với một số người, việc nhịn ăn kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu cực như sau:

  • Suy giảm năng lượng: Nhịn ăn có thể gây ra tình trạng thiếu năng lượng hoặc cảm giác mệt mỏi nhiều hơn. Và đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm;
  • Ăn quá nhiều: Khi cơ thể thiếu thức ăn, trung tâm đói của não và các hormone kích thích thèm ăn sẽ hoạt động một cách quá mức. Kết quả là một số người sẽ ăn quá nhiều sau một thời gian nhịn ăn kéo dài;
  • Giảm cân quá mức: Đối với một số người, nhịn ăn có thể dẫn đến giảm cân quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe xương, mức năng lượng và hệ thống miễn dịch. Hệ quả là có thể gây hại cho một số nhóm dân cư nhất định, chẳng hạn như người lớn tuổi hoặc những người có tiền sử rối loạn ăn uống;
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Khi nhịn ăn, điều đặc biệt quan trọng cần được chú ý là phải ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng để tránh thiếu hụt dinh dưỡng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, một chế độ ăn uống cân bằng sẽ bao gồm trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc, sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa, nguồn cung protein lành mạnh (chẳng hạn như hải sản, thịt nạc, trứng, các loại đậu, quả hạch và hạt);
  • Ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe: Nếu dùng thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch trong khi nhịn ăn, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mất cân bằng natri, kali và các chất điện giải khác, và điều này có thể ảnh hưởng lớn đến các chức năng cơ thể. Nhịn ăn kéo dài cũng có thể gây nguy hiểm cho những người mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như đái tháo đường (do nguy cơ gây hạ đường huyết).

Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì cần có kế hoạch giảm cân an toàn, bền vững để giúp ngăn ngừa các nguy cơ sức khỏe khác. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Mỡ nội tạng và tác hại đến sức khỏe tâm thần

Mỡ nội tạng và tác hại đến sức khỏe tâm thần

Trầm cảm và ăn quá nhiều có mối liên hệ nào không?

Trầm cảm và ăn quá nhiều có mối liên hệ nào không?

Giảm cân bằng cách nhịn ăn tối có hiệu quả và an toàn?

Giảm cân bằng cách nhịn ăn tối có hiệu quả và an toàn?

Tổng quan chế độ ăn giảm mỡ dưới góc nhìn khoa học

Tổng quan chế độ ăn giảm mỡ dưới góc nhìn khoa học

34

Bài viết hữu ích?