Zalo

Điều trị béo phì và trầm cảm cùng nhau: Một giải pháp tốt

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Điều trị béo phì và trầm cảm kết hợp đôi khi là cần thiết để giúp bệnh nhân thoát khỏi hai vấn đề cùng lúc. Theo đánh giá từ các đơn vị y tế, có đến 43% bệnh nhân trầm cảm bị béo phì, đặc biệt là nhóm trong tuổi trưởng thành. Do vậy kết hợp cách điều trị béo phì và trầm cảm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

1. Mối liên hệ chặt chẽ giữa béo phì và trầm cảm

Bệnh nhân béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm và ngược lại. Có thể thấy rằng, trầm cảm và béo phì có mối liên hệ với nhau khiến tình trạng sức khỏe người bệnh tồi tệ hơn và có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm khó dự đoán. 

Thông thường điều trị béo phì và trầm cảm sẽ trải qua nhiều lần đánh giá. Do đó người điều trị cần trải qua 6 tháng đầu để đánh giá biến đổi tích cực của cơ thể. Sau đó sẽ bắt đầu tiếp tục trong 6 tháng nước để thấy được rõ hiệu quả của kết hợp điều trị béo phì và trầm cảm. 

Trầm cảm và béo phì đều gây ra tăng cân mất kiểm soát. Do đó không kiểm soát cân nặng tốt sẽ tăng nguy cơ mắc cả hai. Các nhà nghiên cứu sau khi đánh giá cũng cho rằng, mối liên hệ tương tác giữa trầm cảm và béo phì luôn tồn tại hai chiều.

Một số bệnh nhân do sử dụng thuốc trầm cảm bị tương tác sẽ dẫn đến tăng cân. Đôi khi béo phì làm cơ thể sản sinh nhiều cảm xúc tiêu cực cũng dẫn đến rối loạn cảm xúc và gây ra trầm cảm. Có thể thấy phòng bệnh nên phòng cả hai và khi điều trị cũng cần điều trị song song mới giúp tăng cường hiệu quả.

Sử dụng thuốc trầm cảm bị tương tác có thể dẫn đến tăng cân

2. Thói quen và sự ảnh hưởng từ cơ thể khi mắc trầm cảm và béo phì

Các chế độ ăn không đảm bảo dinh dưỡng sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra béo phì. Một số trường hợp ăn uống theo cảm xúc và ít vận động là nguyên nhân gây tăng cân khiến cơ thể rơi vào béo phì và trầm cảm. Thêm vào đó áp lực giảm cân của bệnh nhân béo phì cũng khiến bản thân họ rơi vào trầm cảm nghiêm trọng hơn.

Các nghiên cứu sâu hơn về béo phì và trầm cả đã phát hiện cơ chế sinh học khi cơ thể đối diện với béo phì và trầm cảm. Vấn đề về di truyền, mạch máu não, nội tiết tố hay lợi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ béo phì và gây ra trầm cảm.

Do đó, những thói quen ăn uống dinh dưỡng, luyện tập và chăm sóc sức khỏe từ bên trong luôn được khuyến khích để phòng bệnh. Ngoài ra, cân bằng tâm trạng nghỉ ngơi và có giấc ngủ tốt cũng sẽ hạn chế bệnh nặng hơn.

3. Điều trị béo phì và trầm cảm cùng nhau: Một giải pháp tốt

Điều trị béo phì và trầm cảm được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Trước tiên là chế độ ăn và khẩu phần ăn. Người bệnh béo phì và trầm cảm đều đang có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, do đó cần bù lại lượng vitamin và khoáng chất thiếu để kết hợp điều trị trầm cảm và béo phì. Sau đó, sẽ tiến hành theo dõi và kết hợp các hoạt động thúc đẩy tiêu hao năng lượng đến khi nhận được kết giảm giảm 5 - 10 % trọng lượng cơ thể.

Cách điều trị sẽ được đánh giá theo cơ địa và vùng miền do đặc điểm di truyền và môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Thêm vào đó mỗi giới tính độ tuổi cũng có khả năng thích nghi và phù hợp với từng phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị béo phì và trầm cảm được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau

Giảm cân là cách điều trị béo phì và trầm cảm tốt nhất. Khi cân nặng được kiểm soát tình trạng mỡ thừa sẽ giảm dần. Không những thế giảm cân và mỡ thừa giúp tâm trạng tốt lên sẽ ngăn ngừa bệnh trầm cảm nặng hơn. Tuy nhiên giảm cân không phải là cách để điều trị trầm cảm. Với trầm cảm vẫn nên thực hiện điều trị tâm lý hết hợp thuốc để ổn định tâm lý.

Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro từ thuốc trầm cảm gây tăng cân một số bệnh nhân sẽ được cân nhắc sử dụng thực phẩm dinh dưỡng bổ sung giúp điều trị trầm cảm. 

Các thử nghiệm đã cho thấy, điều trị béo phì và trầm cảm cùng lúc mang lại hiệu quả cao hơn là điều trị đơn lẻ. Tuy nhiên điều này vẫn cần được thống nhất ở nhiều hệ thống y tế. Khi bệnh nhân thực hiện điều trị kết hợp cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cùng khoa tâm thần giúp hạn chế ảnh hưởng qua lại của hai cách điều trị. 

Giữa trầm cảm và béo phì ở một người bệnh thường không trong cùng tình trạng. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc bệnh nào nặng hơn và tiến hành điều trị chính. Ngoài ra, cần lưu ý đến tương tác khi điều trị đồng thời để giảm phản ứng phụ cũng như hiệu quả của các điều trị này.

Nhìn chung bệnh nhân béo phì mức nhẹ sẽ được ưu tiên điều trị trầm cảm còn mức độ béo phì nguy hiểm hơn sẽ ưu tiên giảm cân để giảm mỡ trước. Cách điều trị béo phì và trầm cảm luôn khá linh hoạt với mỗi nhóm đối tượng khác nhau. Do đó, bệnh nhân cần chủ động tìm hiểu và tham khảo tư vấn từ bác sĩ các chuyên ngành liên quan để đưa ra giải pháp phù hợp.

Thực tế, việc điều trị béo phì và trầm cảm cùng lúc là một sáng kiến, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục phân tích để tìm được phương pháp điều trị hữu dụng nhất. Đặc biệt khi điều trị cần tận dụng mối liên hệ giữa trầm cảm và béo phì để tăng hiệu quả, đồng thời giảm tối đa phản ứng phụ giúp phương pháp an toàn hơn.

Với bệnh nhân điều trị bằng thuốc nguy cơ tương tác là khó tránh. Tuy nhiên bác sĩ cần theo dõi và định lượng thuốc phù hợp để giúp bệnh nhân. Cách điều trị béo phì sẽ kéo dài 6 - 12 tháng tùy mức độ béo phì và khả năng thích ứng phương pháp điều trị ở mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên 6 tháng là thời điểm hầu hết bệnh nhân đã có những thay đổi không nhỏ.

Điều trị béo phì và trầm cảm cùng nhau là một giải pháp tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên không phải mọi bệnh nhân đều phù hợp với phương án điều trị này. Do vậy, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên môn để được giải đáp và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp có hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vòng xoáy buồng trứng đa nang (PCOS) - trầm cảm - tăng cân

Vòng xoáy buồng trứng đa nang (PCOS) - trầm cảm - tăng cân

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

18

Bài viết hữu ích?