Zalo

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên bệnh cũng có thể hoàn toàn được phòng ngừa nếu bạn nhận biết được các yếu tố của bệnh rối loạn nhịp tim để từ đó có những điều chỉnh về lối sống và chế độ ăn uống.

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh rối loạn nhịp tim là gì và gồm những yếu tố nào?

Bệnh rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi các xung điện trong tim, dẫn truyền tạo nhịp tim không hoạt động đúng, làm tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.

Nguyên nhân rối loạn nhịp tim và các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm:

  • Bệnh lý tại tim: Bệnh cơ tim, bệnh van tim, bệnh suy tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý động mạch vành…Trong đó, bệnh lý động mạch vành là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong đột ngột ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim. 
  • Thuốc: Có nhiều loại thuốc có thể gây ra và làm nặng thêm tình trạng rối loạn nhịp tim như: Thuốc chống loạn nhịp, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc hướng thần…
  • Di truyền: Một số nghiên cứu đã xác định được một số dạng đột biến gen có khả năng gây ra rối loạn nhịp tim như: Hội chứng QT dài ảnh hưởng đến hệ thống điện của tim, hội chứng Brugada, Block tim gia đình, Block nhánh di truyền rối loạn dẫn truyền xung động của nhánh hay hội chứng xoang bệnh lý hoặc rung tâm nhĩ đều là những nguy cơ gây bệnh.
  • Tuổi: Tuổi càng cao càng tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
  • Bệnh lý tuyến giáp: Cường giáp và nhược giáp. Bệnh cường giáp sẽ gây ra nhịp tim nhanh trong khi bệnh nhược giáp sẽ gây chậm nhịp tim.
  • Uống quá nhiều rượu bia và cà phê
  • Lạm dụng ma túy, chất kích thích: Ma túy và các chất kích thích có thể khiến tim đập nhanh hơn và làm nghiêm trọng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá gây kích thích adrenalin làm tăng nhịp tim, đồng thời hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
  • Rối loạn điện giải: Các chất điện giải có trong máu như Kali, Natri, Canxi và Magie giúp kích hoạt và dẫn truyền xung điện trong tim. Nếu bị rối loạn điện giải, có khả năng dẫn đến rối loạn nhịp tim.
  • Các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp cũng làm gia tăng yếu tố nguy cơ rối loạn nhịp tim.
  • Rối loạn nhịp tim cũng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn lo âu, trầm cảm.
  • Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến nhịp tim chậm và nhịp tim không đều, bao gồm cả rung tâm nhĩ.
Rối loạn nhịp tim gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe
Rối loạn nhịp tim gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe

2. Làm sao để dự phòng sớm với các yếu tố nguy cơ của bệnh rối loạn nhịp tim?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim. Để dự phòng sớm các yếu tố nguy cơ rối loạn nhịp tim và các bệnh lý tim mạch bạn cần:

  • Chế độ ăn: Hạn chế ăn muối, chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây. Việc ăn nhiều muối và chất béo làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu, bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác. Việc giảm muối và các chất béo sẽ làm giảm nguy cơ bệnh rối loạn nhịp tim. Đồng thời, chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại hạt sẽ làm tăng cường chất xơ, vitamin, làm bền thành mạch và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.
  • Không hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá làm tăng nhịp tim và làm gia tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch khác. Để cai được thuốc lá bạn cần lên kế hoạch khoa học để bỏ được thuốc lá. Nếu không thành công, bạn có thể cân nhắc liệu pháp dùng thuốc điều trị cai thuốc lá được chỉ định bởi bác sĩ.
  • Hạn chế bia rượu và cà phê: Việc sử dụng chất có cồn sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và rối loạn nhịp tim. Lượng cồn đưa vào cơ thể tùy thuộc vào độ tuổi, giới, tình trạng sức khỏe. Việc làm dụng quá mức bia rượu và cà phê sẽ đem đến những tác hại cho cơ thể.
  • Không sử dụng ma túy và các chất kích thích gây nghiện: Ma túy gây ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan nội tạng của cơ thể người, trong đó có ảnh hưởng mạnh nhất là hệ thần kinh, tâm thần và gây ra nhiều triệu chứng khác. Vì vậy, bạn cần tránh xa ma túy và không lạm dụng dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Giảm căng thẳng lo âu: Ngủ đủ giấc, khoảng 7 - 9 tiếng/ngày sẽ làm tăng năng lượng, nâng cao tinh thần và tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Kiểm soát tốt các bệnh: Việc kiểm soát tốt các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường và mỡ máu có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và rối loạn nhịp tim
  • Tập luyện thể dục ít nhất 5 lần/tuần mỗi lần 30 phút để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nên kiểm tra các bệnh tim mạch 6 tháng/lần hoặc 01 năm/lần để phát hiện sớm các bệnh lý và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Kiểm trá sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý và yếu tố nguy cơ tiềm ẩn
Kiểm trá sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý và yếu tố nguy cơ tiềm ẩn

3. Các lưu ý cần biết để có sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh rối loạn nhịp tim

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ rối loạn nhịp tim. Việc chủ động nâng cao sức đề kháng, tạo cơ thể khỏe mạnh có thể giúp phòng ngừa bệnh khá hiệu quả. Vậy để có sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh rối loạn nhịp tim bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế muối và các chất béo. Tăng cường rau xanh hoa quả nhằm nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
  • Không hút thuốc lá: Việc tránh xa thuốc lá và khói thuốc không những làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim mà có giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh lý khác liên quan như ung thư phổi, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp..
  • Hạn chế bia rượu, cà phê: Sử dụng vừa phải các chất có cồn sẽ làm giảm nguy cơ bệnh rối loạn nhịp tim, các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa.
  • Không sử dụng và lạm dụng ma túy, chất gây nghiện: Khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào, ma túy và các chất gây nghiện sẽ gây sa sút tinh thần và suy nhược cơ thể. Vì vậy, bạn hãy tránh xa ma túy và các chất gây nghiện để đảm bảo có một cuộc sống chất lượng.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo lắng: Điều này sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, nâng cao sức khỏe để phòng ngừa bệnh tật.
  • Kiểm soát tốt các bệnh: Các bệnh chuyển hóa, đái tháo đường, mỡ máu, tăng huyết áp cần được kiểm soát tốt để làm giảm nguy cơ bệnh rối loạn nhịp tim.
  • Tầm soát tim mạch: Chú ý nên mỗi 6 tháng/lần hoặc 01 năm/lần để phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch.

Như vậy, hiện nay có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh rối loạn nhịp tim. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn cần chủ động chăm sóc sức khỏe sớm và tăng cường sức đề kháng để có cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ giúp phòng ngừa được bệnh rối loạn nhịp tim và các bệnh lý tim mạch khác. Đây tuy là cách làm đơn giản nhưng mang đến hiệu quả rất tích cực cho người bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không? Có nguy hiểm và có chữa được không?

Rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không? Có nguy hiểm và có chữa được không?

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Phải làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống?

Phải làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống?

Lo lắng nhiều có hại không? Lo lắng hại gì nhiều nhất?

Lo lắng nhiều có hại không? Lo lắng hại gì nhiều nhất?

9

Bài viết hữu ích?