Zalo

Hay quên là dấu hiệu của bệnh gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hay quên là tình trạng sức khỏe mà rất nhiều người chủ quan cho rằng đó là vấn đề bình thường, mà không biết rằng đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh nghiêm trọng. Vậy hay quên là dấu hiệu của bệnh gì và có khắc phục được không?

1. Hay quên là dấu hiệu của bệnh gì?

Hay quên là biểu hiện của bệnh gì? Hay quên đôi khi có thể là một phần bình thường của cuộc sống và tình trạng này xảy ra khi chúng ta già đi cũng là điều thường xảy ra. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lão hóa não, phát triển thành bệnh Alzheimer - một tình trạng thần kinh tiến triển liên quan đến vấn đề mất trí nhớ. 

Vậy lão hóa có thể làm tăng tính hay quên như thế nào? Thực tế, bộ não của con người sẽ phải trải qua những thay đổi về thể chất khi chúng ta già đi. Theo đó, sự thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến trí nhớ như sau: 

  • Sự suy giảm của vùng hải mã (đây là vùng não liên quan đến sự hình thành, lấy lại ký ức)
  • Suy giảm hormone - protein bảo vệ, sửa chữa, kích thích sự phát triển của các tế bào não
  • Giảm lưu lượng máu, chất dinh dưỡng đến não, từ đó gây suy giảm nhận thức và trí nhớ
  • Lão hóa não có thể làm mất chất xám (mô não) gây ra chứng mất trí nhớ, hay quên

Vậy hay quên là triệu chứng của bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý được gợi ý khi bạn thường mắc chứng hay quên:

1.1. Nhóm bệnh rối loạn thần kinh

  • Bệnh Alzheimer: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hay quên, mất trí nhớ. Căn bệnh này thường nhắm vào vùng não kiểm soát trí nhớ, suy nghĩ và ngôn từ,...
hay quên là dấu hiệu của bệnh gì
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hay quên, mất trí nhớ 
  • Bệnh Parkinson: Đây là chứng bệnh rối loạn thần kinh vận động, có thể tiến triển thành chứng mất trí nhớ, hay quên,...
  • Teo cơ xơ cứng cột bên (ALS): Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, gây ra các triệu chứng về sự vận động và cơ, sau đó có thể tiến triển thành các bệnh lý thần kinh gây ra chứng hay quên và ảnh hưởng đến sự nhận thức của con người.

1.2. Các tình trạng bệnh lý thần kinh khác

Ngoài những bệnh lý rối loạn thần kinh thì chứng hay quên là dấu hiệu của bệnh gì? Đó là tình trạng của một số bệnh lý thần kinh điển hình như sau: 

  • Khối u não: Những khối u này có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ, hay quên, tập trung và kỹ năng ngôn ngữ.
  • Cục máu đông trong não: Việc xuất hiện cục máu đông trong não có thể ngăn chặn dòng máu chảy đến khu vực này và gây ra tình trạng suy giảm nhận thức - đây còn được gọi là chứng mất trí nhớ do mạch máu. 
  • Nhiễm trùng não: Một số bệnh lý nhiễm trùng như bệnh Lyme, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), giang mai có thể gây ra tình trạng tổn thương não từ đó gây ra chứng hay quên và mất trí nhớ ngắn hạn.
  • Đau cơ xơ hóa: Tình trạng này có thể liên quan đến chứng “ sương mù xơ hóa” - một tập hợp các triệu chứng nhận thức, bao gồm cả chứng hay quên, khó phân biệt ngôn từ và nhận thức ngôn ngữ,...
  • Viêm não tủy sống/hội chứng mệt mỏi mãn tính (ME/CFS): Tương tự như tình trạng đau cơ xơ hóa, vấn đề này có thể gây ra rối loạn chức năng với đặc trưng là chứng bệnh hay quên.
  • ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý): Bộ não của người bệnh tự kỷ thường bị thiếu hụt trong việc lấy lại ký ức và lưu trữ ký ức, gây ra chứng bệnh hay quên,...
  • Chấn thương đầu: Những cú va chạm, đánh vào đầu thường gây ra chứng hay quên, mất khả năng nhớ các sự kiện xung quanh vết thương,...
  • Đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ: Tổn thương não do đột quỵ cũng có thể gây ra chứng hay quên, điển hình là mất trí nhớ ngắn hạn.

1.3. Một số bệnh lý liên quan đến chứng hay quên

  • Bệnh tự miễn: Bệnh lupus ban đỏ và các tình trạng bệnh tự miễn khác có thể gây ra chứng bệnh hay quên, đãng trí và nhận thức,..
  • Suy giáp: Bệnh suy giáp làm thay đổi quá trình chuyển hóa năng lượng trong não gây rối loạn chức năng nhận thức, trí nhớ và hay quên.
  • Một số rối loạn về thận: Chứng bệnh mất trí nhớ và bệnh thận đều liên quan đến những bất thường của tế bào máu nhỏ, nên điều này đã giải thích tại sao chứng bệnh này có thể khiến người bệnh thường hay quên,..
  • Bệnh gan: Căn bệnh này có thể gây ra tình trạng não gan, gây ra các vấn đề về nhận thức và trí nhớ.
  • Mang thai: Mang thai có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ, đôi khi được gọi là “não khi mang thai”, điều này cũng giải thích vì sao phụ nữ sau sinh suy giảm trí nhớ?

2. Hay quên thường gặp ở những đối tượng nào? 

Sau khi biết được hay quên là biểu hiện của bệnh gì thì nhiều người thắc mắc tình trạng này thường gặp ở những đối tượng nào? Thực tế, bất kỳ ai cũng đều có thể có nguy cơ bị đãng trí và mắc chứng hay quên. Tuy nhiên, chứng bệnh này phổ biến hơn cả ở một số đối tượng như:

  • Người cao tuổi: Do sự lão hóa não hình thành, họ có thể phải mất nhiều thời gian hơn để ghi nhớ và tìm lại ký ức,...
  • Những người trẻ tuổi thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc, thói quen sinh hoạt,....
  • Người thường xuyên phải sử dụng thuốc, chất gây nghiện
  • Người có lối sống sinh hoạt kém lành mạnh, thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn uống kém

3. Phải làm gì khi thường xuyên mắc chứng hay quên? 

Sự lão hóa não, bệnh lý là một trong những đáp án chính thức của câu hỏi hay quên là dấu hiệu của bệnh gì? Chính vì thế, việc can thiệp và điều trị sớm là rất quan trọng nếu bạn thường xuyên mắc căn bệnh này. Theo đó, việc điều trị có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng hay quên. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có kế hoạch điều trị hiệu quả.

Một số phương pháp có thể được đề xuất khi bạn mắc chứng hay quên có thể là: 

  • Cải thiện chế độ ăn uống, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ.
  • Thường xuyên rèn luyện thể lực và luyện tập các bài “thể dục trí não”.
  • Giảm căng thẳng, stress tốt hơn.
  • Thiết lập đồng hồ sinh học, vệ sinh giấc ngủ để tạo giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Điều trị các tình trạng bệnh lý liên quan nếu có.
  • Điều trị tích cực hơn các tình trạng vấn đề gây ra nhận thức.
  • Sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức để phục hồi sau các chấn thương.
  • Thay đổi, loại bỏ các loại thuốc có tác dụng phụ gây suy giảm trí nhớ.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe não bộ như axit béo omega-3.
hay quên là dấu hiệu của bệnh gì
Cải thiện chế độ ăn uống, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ 

Ngoài ra, để giữ cho bộ não luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt, bạn cũng nên duy trì kết nối với xã hội, tham gia các lớp học kỹ năng, đọc sách, du lịch,... Song song với đó, bạn nên tham khảo liệu pháp bổ sung NAD theo đường tĩnh mạch. Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) được nghiên cứu có tác dụng trẻ hóa não bộ, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng não, tăng cường sự hoạt động trơn tru, giúp cải thiện trí nhớ, suy nghĩ lạc quan, vui vẻ, tinh thần phấn chấn, đầu óc trở nên minh mẫn và sáng suốt, giúp học tập, ghi nhớ hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng hay quên là dấu hiệu của bệnh gì để từ đó biết thêm các dấu hiệu nhận biết và có cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu trong trường hợp bệnh mất trí nhớ, hay quên trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động thường ngày, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân để sớm có hướng điều trị kịp thời.

Nguồn: verywellhealth.com - healthcare.utah.edu

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả

22

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

Rượu gây ức chế não bộ và làm não bị lão hóa như thế nào?

Rượu gây ức chế não bộ và làm não bị lão hóa như thế nào?

Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

22

Bài viết hữu ích?