Zalo

Người hay quên là thiếu chất gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các triệu chứng như nhầm lẫn, hay quên, khó tập trung có thể là 1 vấn đề phức tạp và khó chịu mà nhiều người gặp phải. Hơn nữa, hay quên có thể do nhiều tình trạng gây ra, khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn. Ngoài việc thay đổi nội tiết tố, căng thẳng mãn tính và thiếu ngủ, nhiều người có thể tự hỏi liệu chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến hay quên hay không và đầu óc hay quên là thiếu chất gì?

1. Hay quên là gì?

Hay quên có thể dùng để mô tả một nhóm các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và ghi nhớ của bạn như:

  • Khó tập trung;
  • Hay quên;
  • Lú lẫn;
  • Thiếu minh mẫn tinh thần;
  • Suy nghĩ chậm chạp hoặc uể oải;
  • Cảm thấy dễ bị phân tâm;
  • Mất trí nhớ ngắn hạn.

Trong một số trường hợp, hay quên có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn tại nơi làm việc hoặc trường học và có thể khiến bạn khó hoàn thành nhiệm vụ hơn. Hay quên được cho là xảy ra do tình trạng viêm mãn tính ở mức độ thấp trong não, và có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Tuy nhiên, một điều may mắn là điều trị nguyên nhân cơ bản của hay quên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện tinh thần minh mẫn.

2. Người hay quên là do cơ thể thiếu chất gì?

Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cụ thể có thể gây ra hay quên hay không hoặc người hay quên là thiếu chất gì được nhiều người quan tâm. Tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng có thể góp phần gây ra chứng hay quên, bao gồm vitamin D, vitamin B12, sắt và axit béo omega-3:

2.1. Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm cả chức năng não. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng vitamin D thấp cũng có thể liên quan đến nguy cơ trầm cảm cao hơn và trầm cảm có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm hay quên và các vấn đề về trí nhớ .

Người hay quên là thiếu chất gì được nhiều người quan tâm
Người hay quên là thiếu chất gì được nhiều người quan tâm

Nếu bạn thiếu vitamin D, bạn có thể điều chỉnh mức độ của mình bằng cách bổ sung, ăn nhiều thực phẩm tăng cường vi chất hơn hoặc tiếp xúc ánh nắng mặt trời thường xuyên hơn. Điều đó có thể có lợi cho chứng trầm cảm, suy giảm nhận thức và hay quên. Trên thực tế, một nghiên cứu ở 42 phụ nữ lớn tuổi có lượng vitamin D thấp cho thấy những người bổ sung 2.000 IU vitamin D mỗi ngày trong một năm thực hiện các bài kiểm tra về học tập và trí nhớ tốt hơn so với những người bổ sung 600 IU hoặc 4.000 IU mỗi ngày.

2.2. Vitamin B12

Vitamin B12 là một vi chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến quá trình tổng hợp DNA, sản xuất hồng cầu và chức năng của hệ thần kinh trung ương. Đầu óc hay quên là thiếu chất gì thì câu trả lời có thể là Vitamin B12. Sự thiếu hụt loại vitamin quan trọng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não, có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ và khả năng phán đoán. May mắn thay, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng việc tăng lượng vitamin B12 thông qua các nguồn thực phẩm hoặc chất bổ sung. Chẳng hạn, một nghiên cứu ở 202 người bị suy giảm nhận thức và lượng vitamin B12 thấp cho thấy rằng việc bổ sung giúp nâng cao nhận thức ở 84% người tham gia và cải thiện điểm số trong bài kiểm tra đánh giá trí nhớ, ngôn ngữ và sự chú ý ở 78% người tham gia.

Đầu óc hay quên là thiếu chất gì thì câu trả lời có thể là Vitamin D
Đầu óc hay quên là thiếu chất gì thì câu trả lời có thể là Vitamin D

2.3. Sắt

Mặc dù sắt có thể được biết đến nhiều nhất với vai trò thúc đẩy sự hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, nhưng sắt cũng liên quan đến chức năng nhận thức và sự phát triển của não bộ. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cả hàm lượng sắt cao và thấp trong máu đều có thể làm gián đoạn chức năng của hệ thần kinh, điều này có thể dẫn đến những thay đổi về trí nhớ, sự chú ý và hành vi - tất cả đều có liên quan đến chứng hay quên. Một nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng, tình trạng sắt có liên quan đáng kể đến hiệu suất nhận thức ở trẻ em, nghĩa là những trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt có nhiều khả năng đạt điểm thấp hơn trong bài kiểm tra đo lường chức năng tâm thần. Vì sắt chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật nên những người ăn chay và ăn chay trường cần tăng lượng thức ăn có đứa sắt từ thực vật hoặc tăng cường vi chất dinh dưỡng bổ sung để đáp ứng nhu cầu của họ.

2.4. Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 là một loạchất béo lành mạnh được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại cá. Ngoài việc giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch, một số nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 cũng có thể hỗ trợ chức năng não. Đầu óc hay quên là thiếu chất gì? Trên thực tế, hàm lượng axit béo omega-3 thấp có thể liên quan đến nguy cơ trầm cảm cao hơn, điều này có thể gây ra chứng hay quên. Hơn nữa, một bài đánh giá đã lưu ý rằng axit docosahexaenoic (DHA), một loại axit béo omega-3 đóng vai trò trung tâm đối với chức năng não suốt đời và có thể liên quan đến những cải thiện đáng kể trong học tập và trí nhớ.

Câu trả lời cho câu hỏi đầu óc hay quên là thiếu chất gì là omega 3
Câu trả lời cho câu hỏi đầu óc hay quên là thiếu chất gì là omega 3

Nếu bạn không thường xuyên ăn cá, bạn có thể cân nhắc bổ sung omega-3 để đảm bảo cung cấp đủ chất béo có lợi cho tim này trong chế độ ăn uống của mình, điều này có thể giúp ngăn ngừa hay quên. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung axit béo omega-3 có thể giúp cải thiện một số vấn đề về chức năng nhận thức ở người lớn tuổi, bao gồm trí nhớ ngắn hạn và tốc độ nhận thức.

2.5. Các chất dinh dưỡng khác

Một số thiếu hụt chất dinh dưỡng khác có thể góp phần gây ra hay quên, bao gồm:

  • Magie: Ngoài việc làm tăng khả năng cơ thể bạn dễ bị căng thẳng, thiếu hụt Magie cũng là một yếu tố có thể góp phần gây ra hay quên..
  • Vitamin C: Một nghiên cứu cho thấy rằng có đủ lượng vitamin C trong máu có liên quan đến việc cải thiện khả năng tập trung, trí nhớ và sự chú ý. Hàm lượng vitamin C thấp cũng có thể gây ra các triệu chứng như trầm cảm, có thể góp phần gây ra hay quên.
  • Cholin: Vi chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho chức năng của não và có thể giúp bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng một nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra rằng việc bổ sung choline giúp cải thiện trí nhớ, tốc độ học tập và xử lý.

3. Các nguyên nhân khác của chứng hay quên

Ngoài sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nêu trên, một số yếu tố khác có thể góp phần gây ra hay quên.

  • Một số thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung, dẫn đến chứng hay quên.
  • Ngủ không đủ giấc cũng có thể làm giảm khả năng tập trung và khiến bạn khó tập trung hơn vào ban ngày.
  • Căng thẳng mãn tính cũng có thể gây mệt mỏi về tinh thần, dẫn đến các vấn đề về trí nhớ và khả năng ra quyết định.
  • Ngoài ra, một số loại thuốc có thể dẫn đến chứng hay quên, bao gồm cả các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị .

Các tình trạng sức khỏe khác có thể góp phần gây ra hay quên bao gồm:

  • Đau cơ xơ hóa;
  • Trầm cảm;
  • Sự lo lắng;
  • Suy giáp;
  • Mất nước;
  • Hậu COVID-19.
  • Rối loạn thoái hóa thần kinh như chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer
  • Nếu bạn đang bị hay quên mãn tính hoặc dai dẳng, bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và xác định cách điều trị tốt nhất.

Giờ bạn đã biết người hay quên là thiếu chất gì? Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của não và có thể góp phần gây ra chứng hay quên ở nhiều người. Đặc biệt, ăn không đủ chất khiến bạn khó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hơn và có thể góp phần gây ra các vấn đề như trầm cảm và lo lắng, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến chức năng não. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra tình trạng hay quên, bao gồm các yếu tố về lối sống và tình trạng sức khỏe. Vì thế, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang bị hay quên mãn tính hoặc dai dẳng để có thể xác định nguyên nhân cơ bản và cách điều trị tốt nhất.

Hiện nay, phương pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, hay quên hoặc stress kéo dài.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

Cách cải thiện khi bị mất tập trung suy giảm trí nhớ kéo dài

Cách cải thiện khi bị mất tập trung suy giảm trí nhớ kéo dài

Làm sao để tập trung? Phương pháp cải thiện

Làm sao để tập trung? Phương pháp cải thiện

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

33

Bài viết hữu ích?