Zalo

Cách nào làm chậm suy giảm trí nhớ ở người già?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mặc dù không có biện pháp nào có thể chắc chắn đảm bảo sẽ ngăn ngừa mất trí nhớ xảy ra, tuy nhiên một số hoạt động có thể hữu ích đối với việc làm chậm quá trình này. Bài viết sau sẽ đề cập đến những cách làm chậm suy giảm trí nhớ ở người già.

1. Quá trình suy giảm trí nhớ ở người già diễn ra như thế nào?

Tất cả chúng ta đều sẽ có lúc để nhầm chìa khóa, quên tên ai đó hoặc quên số điện thoại của chính mình. Khi còn trẻ, bạn không có xu hướng để ý nhiều đến những sai sót này, nhưng khi lớn tuổi hơn, bạn có thể lo lắng về ý nghĩa của chúng. Vậy quá trình suy giảm trí nhớ ở người già diễn ra như thế nào?

Khi già đi, bạn sẽ trải qua những thay đổi sinh lý dẫn đến những trục trặc trong các chức năng não, chúng ta hầu hết đều coi điều này là hiển nhiên. Phần đông người già phải mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và nhớ lại thông tin, hoặc người già thường không còn nhanh nhẹn như trước nữa. 

Trên thực tế, bạn có thể nhầm lẫn sự chậm lại trong quá trình tư duy của mình với việc mất trí nhớ thực sự. Nhưng trong hầu hết các trường hợp suy giảm trí nhớ ở người già, nếu bạn cho mình thời gian, thông tin sẽ từ từ hiện lên trong đầu bạn. Vì vậy, mặc dù sự thật là những thay đổi nhất định của não là không thể tránh khỏi khi già đi, nhưng các vấn đề về trí nhớ không phải là một trong số đó. Đó là lý do tại sao chúng ta phải biết sự khác biệt giữa chứng hay quên thông thường liên quan đến tuổi tác và các triệu chứng có thể cho thấy vấn đề về nhận thức đang phát triển.

Bình thường, bộ não có khả năng sản sinh ra các tế bào não mới ở mọi lứa tuổi, vì vậy việc suy giảm trí nhớ ở người già không phải là kết quả tất yếu của quá trình lão hóa. Nhưng cũng giống như sức mạnh cơ bắp, lối sống, thói quen và hoạt động hàng ngày sẽ có tác động rất lớn đến sức khỏe não bộ. Dù bạn ở độ tuổi nào, có nhiều cách để bạn có thể cải thiện kỹ năng nhận thức, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và bảo vệ chất xám của mình.

Ba nguyên nhân gây bệnh suy giảm trí nhớ ở người già có thể kể đến như:

  • Hồi hải mã, vùng não liên quan đến việc hình thành và phục hồi ký ức thường xấu đi theo tuổi tác.
  • Các hormone và protein bảo vệ, sửa chữa tế bào não và kích thích sự phát triển thần kinh cũng suy giảm theo tuổi tác.
  • Người lớn tuổi thường bị giảm lưu lượng máu đến não, điều này có thể làm suy giảm trí nhớ và dẫn đến những thay đổi về kỹ năng nhận thức.
suy giảm trí nhớ ở người già
Tương tác xã hội giúp tránh khỏi trầm cảm và căng thẳng, cả hai đều có thể góp phần làm chậm tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già

2. Cách làm chậm hội chứng suy giảm trí nhớ ở người già và những lưu ý cần biết

2.1. Vận động thể chất mỗi ngày

Hoạt động thể chất làm tăng lưu lượng máu đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não. Điều này có thể giúp giữ cho trí nhớ của bạn sắc nét hơn.

Đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh khuyến nghị ít nhất 150 phút mỗi tuần hoạt động aerobic vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh hoặc 75 phút mỗi tuần hoạt động aerobic mạnh, chẳng hạn như chạy bộ. Tốt nhất là hoạt động này được trải đều trong tuần. Nếu bạn không có thời gian để tập luyện đầy đủ, hãy thử đi bộ 10 phút trong ngày.

2.2. Luôn năng động về tinh thần

Cũng giống như hoạt động thể chất giúp cơ thể bạn luôn trong trạng thái cân đối, thì các hoạt động thu hút trí óc sẽ giữ cho bộ não của bạn luôn trong trạng thái cân đối. Và những hoạt động đó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ. Giải ô chữ, chơi game, học chơi một nhạc cụ, thử một sở thích mới, làm tình nguyện tại một trường học địa phương hoặc với một nhóm cộng đồng…. là những gợi ý hữu ích.

2.3. Dành thời gian tương tác với người khác

Tương tác xã hội giúp tránh khỏi trầm cảm và căng thẳng, cả hai đều có thể góp phần làm chậm tình trạng suy giảm trí nhớ. Tìm kiếm cơ hội gặp gỡ những người thân yêu, bạn bè và những người khác, đặc biệt nếu người lớn tuổi đang sống một mình.

2.4. Luôn sống ngăn nắp

Bạn có nhiều khả năng quên đồ nếu nhà bạn bừa bộn hoặc các ghi chú của bạn bị xáo trộn. Theo dõi các nhiệm vụ, cuộc hẹn và các sự kiện khác trong sổ ghi chép, lịch hoặc kế hoạch điện tử. Thậm chí có thể lặp lại thành từng mục khi viết ra để giúp ghi nhớ tốt hơn. Luôn cập nhật danh sách việc cần làm và kiểm tra các mục bạn đã hoàn thành. Giữ ví, chìa khóa, kính và các vật dụng cần thiết khác ở một nơi cố định trong nhà để dễ tìm.

2.5. Ngủ ngon

Ngủ không đủ giấc có liên quan đến mất trí nhớ. Vì thế hãy ưu tiên việc ngủ đủ giấc và ngủ thật ngon. Người lớn nên ngủ thường xuyên từ 7 - 9 giờ mỗi đêm. Lưu ý nếu ngáy làm gián đoạn giấc ngủ, hãy bác sĩ để tìm cách khắc phục, do ngáy có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ.

2.6. Ăn chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho não của bạn. Vì thế bạn nên ăn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra cần chọn nguồn protein ít chất béo, chẳng hạn như cá, đậu và thịt gia cầm không da. Lưu ý uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới lú lẫn và mất trí nhớ.

suy giảm trí nhớ ở người già
Ăn uống lành mạnh giúp phòng tránh tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già 

2.7. Quản lý các vấn đề sức khỏe mãn tính

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ với các tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường, trầm cảm, giảm thính lực và béo phì. Việc bạn càng chăm sóc bản thân tốt thì trí nhớ của bạn càng tốt.

Nguồn: mayoclinic.org - helpguide.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Hay quên là dấu hiệu của bệnh gì?

Hay quên là dấu hiệu của bệnh gì?

Các biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ

Các biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

10

Bài viết hữu ích?