Theo định nghĩa của WHO, hoạt động thể chất là các hoạt động đòi hỏi sự chuyển động của cơ xương và tiêu hao năng lượng. Hoạt động thể chất thường xuyên được chứng minh có thể mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe như sau:
Đây là lợi ích tức thì có thể cảm nhận được ngay sau một buổi hoạt động thể chất cường độ trung bình trở lên. Theo nghiên cứu, lợi ích của tập thể dục giúp trẻ từ 6 - 13 tuổi cải thiện tư duy, tăng khả năng nhận thức và làm giảm cảm giác lo lắng ngắn hạn ở người lớn. Bên cạnh đó, tập thể dục thể thao còn có tác dụng duy trì tốc độ suy nghĩ, học tập và khả năng phán đoán, giảm nguy cơ trầm cảm và tâm trạng lo lắng. Từ đó, giúp bạn ngủ ngon hơn và luôn tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.
Chế độ ăn uống và thói quen hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý cân nặng. Lý do tăng cân thường xuất phát từ việc cơ thể nạp vào quá nhiều calo qua ăn uống nhiều hơn so với lượng calo bị đốt cháy, bao gồm cả lượng calo bị đốt cháy trong quá trình hoạt động thể chất.
Do đó, để duy trì cân nặng, bạn cần dành tối thiểu 150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể chất ở mức độ trung bình, có thể là khiêu vũ hoặc làm vườn. Nếu có thể, hãy xây dựng cho mình một lịch trình tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.
Tác dụng của tập thể dục thể thao còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính sau:
Ở người cao tuổi, cơ - xương - khớp là các bộ phận dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ. Do đó, ngay từ khi còn trẻ, hãy nâng cao sức khỏe cơ - xương - khớp bằng cách đảm bảo các bộ phận này luôn vận động, thông qua tập thể dục thể thao và các hoạt động hàng ngày.
Các hoạt động như nâng tạ có thể giúp bạn nâng cao, duy trì khối lượng lẫn sức mạnh cơ. Điều này rất quan trọng với người lớn tuổi - đối tượng thường bị giảm khối lượng và sức mạnh cơ bắp do lão hóa. Bạn có thể tăng dần số tạ và số lần thực hiện trong quá trình tập để rèn luyện cơ bắp của mình mỗi ngày.
Theo các nghiên cứu, người trung niên hoặc người lớn tuổi thường xuyên hoạt động thể chất sẽ ít bị hạn chế chức năng vận động hơn so với những người không tập luyện thể thao. Hạn chế chức năng vận động được định nghĩa là việc không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như leo cầu thang, đi bộ.
Đặc biệt, ở người lớn tuổi, thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện thể lực và giảm nguy cơ té ngã hoặc chấn thương do ngã. Các hoạt động được khuyến nghị như aerobic, tập cơ và rèn luyện thăng bằng. Hoạt động thể chất có thể thực hiện tại nhà hoặc trong cộng đồng tùy theo sở thích của mỗi người.
Gãy xương hông là chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra do bị ngã, đặc biệt là người lớn tuổi. Theo nghiên cứu, những người thường xuyên tập luyện thể thao có nguy cơ gãy xương hông thấp hơn so với những người không tập luyện.
Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ, tập thể dục thể thao cường độ trung bình trở lên có thể làm giảm nguy cơ tử vong của hơn 110.000 người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên mỗi năm. Đi bộ nhiều bước hơn mỗi ngày (khoảng 8.000 - 10.000 bước ở người dưới 60 tuổi và 6.000 - 8.000 bước ở người từ 60 tuổi trở lên) được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân.
Như vậy, tác dụng của tập thể dục thể thao là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, có không ít người băn khoăn rằng liệu có phải cứ tập là sẽ khỏe? Cũng như bất kỳ phương pháp rèn luyện sức khỏe nào, hoạt động thể chất có hai mặt của nó. Một số rủi ro khi tập luyện thể thao mà bạn có thể gặp phải như chấn thương, rối loạn ăn uống, kiệt sức, đau cơ, tâm trạng chán nản,...
Do đó, để tập luyện thể thao lành mạnh và phát huy tối đa các lợi ích của nó, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau: .
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn các tác dụng của tập thể dục thể thao. Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể tự xây dựng cho mình các bài tập thể dục chữa bệnh bảo vệ sức khỏe mỗi ngày để nâng cao sức khỏe bản thân và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc chủ động chăm sóc sức khỏe, tăng cường sức đề kháng có thể giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật.
Nguồn: www.betterhealth.vic.gov.au - stepsforliving.hemophilia.org - www.cdc.gov - www.ncbi.nlm.nih.gov - www.who.in
71
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
71
Bài viết hữu ích?