Zalo

Cách phòng chống bệnh Parkinson cho người già

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh Parkinson là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi với các triệu chứng run tay chân, giảm khả năng vận động. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên việc phòng ngừa vẫn cần được ưu tiên hàng đầu. Vậy cách phòng chống bệnh Parkinson như thế nào?

1. Nên phòng tránh bệnh Parkinson từ tuổi nào?

Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh có rối loạn chức năng não, ảnh hưởng đến sự vận động của cơ thể. Bệnh Parkinson bắt đầu với tình trạng cứng khớp, run tay chân và gặp khó khăn về các vấn đề thăng bằng. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh cũng cảm thấy chán nản, mệt mỏi, khó ngủ, táo bón, thậm chí mất khứu giác. Họ cũng gặp khó khăn trong việc tập trung, trí nhớ, khó nói chuyện và đưa ra các quyết định trong cuộc sống.

Bệnh Parkinson có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng tỷ lệ mắc ở nam giới cao hơn nữ giới là 50%. Bệnh thường xuất hiện khi con người bước vào độ tuổi 60, nhưng một số người có thể khởi phát bệnh sớm hơn. Do đó, nếu muốn phòng tránh bệnh parkinson thì chúng ta cần thực hiện cách phòng chống bệnh parkinson ở trước độ tuổi này và trước khi quá trình lão hóa, suy thoái chức năng hệ thống thần kinh xảy ra. Tốt nhất là thực hiện cách biện pháp phòng từ sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

cách phòng chống bệnh parkinson
Nên thực hiện các phòng chống bệnh parkinson từ sớm

2. Người già phòng tránh bệnh Parkinson được không và thực hiện bằng cách nào?

Cho đến nay, bệnh Parkinson vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên ngoài những người trẻ, phòng tránh bệnh Parkinson cho người già vẫn cần được ưu tiên hàng đầu, bởi họ chính là những người phải chịu những biến chứng rất nặng nề do bệnh Parkinson gây ra.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên làm trong môi trường độc hại, thuốc trừ sâu hoặc tiền sử những người có người thân từng mắc bệnh Parkinson cũng cần nâng cao ý thức phòng bệnh.

Như vậy, với thắc mắc phòng tránh bệnh parkinson cho người già được không thì câu trả lời chính là CÓ. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson như sau: 

2.1. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học 

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh parkinson cho người già. Theo đó, những người thân chăm sóc họ cần lên thực đơn cân đối đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như các loại rau xanh, trái cây
  • Uống đủ nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất
  • Uống trà xanh để cung cấp chất chống oxy hóa, ngăn chặn độc tố gây hại cho não và hệ thần kinh
  • Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cũng là một cách phòng tránh bệnh parkinson cho người già, vì theo nhiều nghiên cứu, những người bệnh Parkinson thường có nồng độ vitamin D trong máu thấp. 
  • Ưu tiên sử dụng các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc
  • Hạn chế sử dụng đạm động vật, thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, đặc biệt là các thực phẩm chế biến sẵn.
  • Đa dạng các nhóm thực phẩm sử dụng trong ngày

2.2. Chăm sóc sức khỏe trí não

Một cách phòng chống bệnh parkinson cho người già là chăm sóc sức khỏe não bộ thật tốt. Bởi sự căng thẳng và kích thích tinh thần kéo dài sẽ gây ra sự tác động tiêu cực đến não bộ. Theo đó, để tăng cường sức khỏe trí não bạn cần chú ý:

  • Giảm tình trạng căng thẳng kéo dài
  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Hoạt động thể chất thường xuyên, giúp giảm stress, trầm cảm
  • Không sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá 
  • Ngủ đủ giấc giúp cho não bộ phục hồi

2.3. Tạo thói quen sống lành mạnh

Trầm cảm và mất trí nhớ là một số biến chứng có thể gặp ở người mắc bệnh Parkinson. Chính vì thế để những bệnh lý này không tiến triển cao hơn gây ra bệnh Parkinson thì người thân có thể hướng dẫn ông bà, cha mẹ của mình tham gia các hoạt động xã hội như tập thiền, yoga. Những hoạt động này vừa giúp giải tỏa căng thẳng, vừa tạo thói quen vận động, giữ được tư thế đúng, đồng thời tránh các bệnh lý khớp, run tay chân.

2.4. Thực hiện kỹ thuật Alexander là phòng tránh bệnh Parkinson cho người già

Thực hiện kỹ thuật Alexander cũng khá phổ biến trong việc điều trị bệnh Parkinson. Theo đó, các chuyên gia sẽ hướng dẫn người thực hiện về cách chuyển động, cũng như cải thiện tư thế, từ đó tránh được những hoạt động có tư thế không đúng trong thời gian dài.

2.5. “Liệu pháp thú cưng”

Một cách phòng chống bệnh parkinson đầu tiên và quan trọng nhất là duy trì sự linh hoạt. Vì vậy, nếu ông bà, cha mẹ không muốn thực hiện các hoạt động thể chất hãy khuyến khích họ sử dụng “liệu pháp thú cưng”. Họ có thể thực hiện các hoạt động thường ngày như dắt thú cưng đi dạo, chăm sóc thú cưng. Việc này có vừa giúp tinh thần được giải tỏa, vừa giúp duy trì sự linh hoạt dẻo dai.

2.6. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ không chỉ là cách phòng tránh bệnh parkinson cho người già mà còn phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Theo đó, bệnh Parkinson ở giai đoạn sớm có rất ít biểu hiện đặc trưng nên thường bị bỏ qua, khi bệnh trở nên nghiêm trọng, gây ra những biến chứng nguy hiểm ở người cao tuổi mới phát hiện thì phương pháp điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Bạn nên đến khám sức khỏe tại các chuyên khoa Thần kinh để tầm soát các bệnh lý não bộ, để kịp thời phát hiện, điều trị tránh biến chứng.

cách phòng chống bệnh parkinson
Hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

3. Những điều cần lưu ý khi phát hiện bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là bệnh lý nguy hiểm nên việc phòng tránh bệnh parkinson cho người già quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp phát hiện bản thân mắc bệnh hoặc người thân trong gia đình có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa Thần kinh - não để được chẩn đoán và điều trị.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị thì bản thân người bệnh cũng nên học cách sống chung với bệnh lý này, vì cho đến nay bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số lưu ý mà người mắc bệnh Parkinson có thể tham khảo:

  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ: Nếu được chẩn đoán mắc bệnh và chỉ định dùng thuốc thì bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng - giảm - thay đổi - bỏ liều thuốc. Nếu gặp phải những tác dụng phụ thì cần báo cho bác sĩ để được thăm khám và thay đổi thuốc nếu cần.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng để điều trị bệnh. Bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Theo đó, bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu dopamine để tăng cường và nuôi dưỡng trí não. Ngoài ra, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt cân đối, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng - bởi tinh thần căng thẳng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Chế độ luyện tập giúp ngăn chặn triệu chứng bệnh Parkinson tiến triển: Các triệu chứng như run tay, chân, cứng đơ, giảm vận động,... có thể là các dấu hiệu báo hiệu bệnh Parkinson làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và khả năng vận động. Để cải thiện, các bác sĩ có thể khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện một số hoạt động thể chất nhằm tăng cường độ linh hoạt của khớp.
  • Kết hợp với các phương pháp điều trị Đông y - Tây y: Sự kết hợp của 2 phương pháp này trong việc điều trị bệnh cũng mang đến những tín hiệu rất tốt. Người bệnh có thể tham vấn những ý kiến của các bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện.

Tài liệu tham khảo: Umms.org, Careinsurance.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Có nên chữa bệnh Parkinson bằng Đông y?

Có nên chữa bệnh Parkinson bằng Đông y?

Bệnh parkinson có chữa khỏi được không?

Bệnh parkinson có chữa khỏi được không?

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Các bài tập thể dục cho người bệnh Parkinson

Các bài tập thể dục cho người bệnh Parkinson

Chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn cuối

Chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn cuối

28

Bài viết hữu ích?