Parkinson là bệnh lý thần kinh thường gặp ở người cao tuổi hiện nay trên Thế giới. Bệnh thường bắt đầu âm thầm và tiến triển dần gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hiện nay, bệnh Parkinson vẫn chưa được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
1. Parkinson là bệnh gì?
Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển, thường gặp ở người trung niên và người già. Bệnh này ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cử động của cơ bắp, gây ra các triệu chứng như run chân, cảm giác cứng nhắc và khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng. Parkinson được xem là một vấn đề y tế nghiêm trọng, tuy nhiên, hiện chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho bệnh này.
Một số trường hợp bệnh Parkinson cũng xuất hiện ở người trẻ tuổi, các trường hợp này thường dễ bị bỏ qua tuy nhiên nếu được phát hiện sớm bệnh có thể được kiểm soát tốt hơn so với những người lớn tuổi.
2. Các biểu hiện của bệnh Parkinson
Các biểu hiện của bệnh Parkinson
Các triệu chứng thường gặp của bệnh Parkinson bao gồm:
Run tay, chân là biểu hiện thường gặp, đôi khi có thể xuất hiện run ở mặt, môi, lưỡi…
Sờ nắn bắp tay, bắp chân thấy căng cứng hơn, các cử động của cơ thể trở nên khó khăn, chậm chạp hơn và có biểu hiện mất thăng bằng.
Khi đứng, người bệnh hơi gập về trước, dáng đi cũng có sự bất thường với các bước ngắn và hai tay ít ve vẩy.
Rối loạn cảm giác và tinh thần: người bệnh có thể cảm thấy căng đau các cơ, mất khứu giác, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tinh thần sa sút và nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm.
Sa sút trí tuệ.
Các dấu hiệu trên thường tiến triển nặng dần theo thời gian và biện hiện ưu thế ở một bên cơ thể.
3. Đặc điểm của run trong Parkinson
Như đã đề cập ở trên, run là triệu chứng rất thường gặp và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson. Tuy nhiên biểu hiện run còn xuất hiện ở các bệnh lý khác ngoài Parkinson như: Rối loạn thần kinh thực vật, cường giáp, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng chất kích thích…
Vì vậy, việc hiểu rõ đặc điểm của run trong bệnh Parkinson là rất cần thiết để tránh gây nhầm lẫn, hoang mang.
Run là triệu chứng rất thường gặp và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson
Ở các bệnh nhân Parkinson, biểu hiện run rất thường xuất hiện với các đặc điểm sau:
Run xuất hiện tự phát, không theo ý muốn người bệnh, thường biểu hiện đầu tiên ở một bên tay, chân, đôi khi có thể run ở cả mặt, lưỡi, hàm,… và lâu dài có thể run ở cả hai bên cơ thể.
Run tăng lên khi người bệnh nghỉ ngơi hay trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, giảm đi khi làm việc, vận động và mất đi khi ngủ.
Thường có biểu hiện ở ngón tay kiểu “vê thuốc”: ngón cái run ngược hướng với các ngón còn lại.
Ở chân, triệu chứng run rõ hơn khi để chân lơ lửng hay nằm xuống và mất đi khi đứng mà không làm ảnh hưởng đến bước đi của người bệnh.
Giọng nói không bị run.
4. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến bệnh Parkinson
Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh Parkinson vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên ta biết được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hay làm nặng thêm tình trạng bệnh bao gồm:
Di truyền: khi trong gia đình có người mắc bệnh hay xuất hiện một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Môi trường: Tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất độc hại cũng có thể làm tăng nguy cơ và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
Tuổi: Bệnh Parkinson thường xuất hiện ở người lớn tuổi, người trẻ tuổi rất hiếm khi mắc bệnh.
Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
Để phòng ngừa bệnh Parkinson, có một số biện pháp và thói quen có thể được thực hiện. Việc duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn giàu chất chống ô nhiễm, như rau củ và quả, có thể giúp bảo vệ hệ thần kinh. Thực hành hoạt động thể chất đều đặn cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, như hóa chất nông nghiệp và thuốc trừ sâu, cũng là một bước quan trọng. Bảo vệ đầu từ chấn thương cũng được xem xét, vì chấn thương đầu có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Cuối cùng, duy trì mức stress thấp và chăm sóc tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Nguồn tham khảo:
Parkinson disease. WHO
What is early onset Parkinson’s disease?. APDA
How Parkinson’s Disease Progresses?. WebMD
Tremor in Parkinson’s. APDA
Parkinson’s Disease. Mayo Clinic
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu