Ở mỗi người mắc, bệnh Parkinson sẽ xuất hiện và tiến triển theo cách khác nhau. Ở một số người, bệnh Parkinson giai đoạn cuối sẽ tiến triển nhanh chóng, một số khác có thể bình thường và khỏe mạnh trong suốt thời gian dài.
Theo thang đánh giá của Hoehn và Yahr thì giai đoạn cuối của bệnh Parkinson được xếp vào giai đoạn 4 và 5 của bệnh theo. Ở mỗi giai đoạn thì các triệu chứng run, cử động mất kiểm soát và khả năng thăng bằng kém trở nên rõ ràng hơn, cụ thể:
Theo đó, người bệnh Parkinson giai đoạn cuối thường có những triệu chứng nghiêm trọng nên việc sử dụng thuốc có thể không còn tác dụng. Các triệu chứng vận động của bệnh Parkinson giai đoạn cuối bao gồm:
Ở giai đoạn cuối của bệnh Parkinson, cụ thể ở giai đoạn 4 thì người bệnh có thể đứng vững nhưng không thể di chuyển nếu không sử dụng xe lăn hoặc có người khác giúp đỡ. Tiếp đến, ở giai đoạn 5, người bệnh có thể không đứng vững, không thể di chuyển mà cần phải sử dụng xe lăn hoặc nằm liệt tại giường. Ngoài ra, một đặc điểm của người bệnh Parkinson giai đoạn cuối với các triệu chứng không vận động có thể là:
Có thể thấy, đặc điểm ở người bệnh parkinson giai đoạn cuối là sức khỏe, chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí rất nhiều những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, họ cũng có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ của thuốc điều trị. Do đó, những người thân trong gia đình cần chú ý chăm sóc để giảm thiểu những nguy cơ, biến chứng của bệnh.
Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh Parkinson giai đoạn cuối thì việc tìm hiểu trước con đường tiến triển sẽ giúp hiểu rõ vấn đề và có cách chủ động chăm sóc hiệu quả, cụ thể:
Do người bệnh Parkinson giai đoạn cuối gặp khó khăn trong việc nuốt, thức ăn gây nghẹn nên cần chú ý nên cho bệnh nhân ăn các món mềm, dễ nuốt và tiêu hóa như canh, cháo, súp,... Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng chán ăn, khó nuốt của người bệnh thì nên thường xuyên thay đổi thực đơn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học, tăng cường chất xơ, vitamin và rau củ quả,...
Suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ hoàn toàn có thể xảy ra ở người bệnh parkinson giai đoạn cuối. Do đó, họ có thể quên không sử dụng thuốc hoặc gặp khó khăn trong việc cử động tay chân. Lúc này, những người chăm sóc cần quản lý sát sao, có thể thực hiện hẹn giờ đồng hồ, đảm bảo người bệnh được uống thuốc đúng giờ, đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh Parkinson có thể khó đáp ứng với thuốc điều trị ở giai đoạn cuối. Bên cạnh đó, cơ bắp bị căng cứng có thể khiến họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, bệnh nhân có thể luyện tập vật lý trị liệu thường xuyên để giải quyết tình trạng cứng cơ, làm tăng khả năng vận động cho cơ thể.
Ngoài ra, tùy thuộc thể trạng sức khỏe, những người chăm sóc, người thân trong gia đình có thể khuyến khích người bệnh thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày, tập các bài vật lý trị liệu nhẹ nhàng để dần tăng cảm giác tự tin và thoải mái cho người bệnh.
Tinh thần người bệnh Parkinson giai đoạn cuối có thể bị suy giảm nghiêm trọng. Chính vì thế, những người chăm sóc cần quan tâm và giúp đỡ họ nhiều hơn. Trong quá trình chăm sóc nên thường xuyên nói chuyện để giúp họ giảm căng thẳng, lo lắng, vui vẻ và sống lạc quan hơn.
Một số lưu ý trong quá trình giao tiếp với người bệnh Parkinson như sau:
Dù cho đến nay, bệnh Parkinson vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm nhưng các nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các phương pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson được các nhà khoa học rất coi trọng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm bệnh parkinson giai đoạn cuối để từ đó biết cách lập kế hoạch chăm sóc hiệu quả. Tuy rằng, bệnh Parkinson vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng nếu biết cách chăm sóc khoa học có thể giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người bệnh, giúp họ sống vui khỏe hơn, chất lượng sống được cải thiện, phần nào giảm bớt gánh nặng cho bản thân người bệnh và cả gia đình.
40
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
40
Bài viết hữu ích?