Zalo

Các nguyên nhân gây bệnh Parkinson có ngăn chặn được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Parkinson là bệnh lý thần kinh làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Nguyên nhân bệnh Parkinson đến nay vẫn chưa được làm rõ, nhưng có một số nghiên cứu cho thấy có bằng chứng về mặt di truyền và môi trường. Vậy cụ thể nguyên nhân gây bệnh Parkinson là gì và có phòng ngừa được không?

1. Những nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Parkinson là một bệnh thần kinh tiến triển mãn tính, bệnh có liên quan đến một phần nhỏ của não có màu tối gọi là chất đen. Theo đó, đây chính là nơi sản xuất dopamine mà não sử dụng. Dopamine là chất truyền tin hóa học truyền tải thông điệp giữa các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ, cũng như những dây thần kinh liên quan đến trung tâm khoái cảm và khen thưởng của não. 

Thực tế, khi chúng ta già đi, các tế bào ở chất đen này bị chết đi là một điều bình thường, nó xảy ra ở hầu hết với tất cả mọi người với tốc độ chậm. Tuy nhiên, đối với một số người, sự mất mát này xảy ra nhanh hơn, khởi đầu cho bệnh Parkinson phát triển. Khi hơn một nửa phần trăm số tế bào biến mất thì người bệnh có thể nhận thấy những dấu hiệu của bệnh Parkinson.

Dù là bệnh lý nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới, nhưng cho đến nay những nguyên nhân gây bệnh Parkinson vẫn chưa được biết rõ. Có một số bằng chứng về yếu tố di truyền, môi trường, hoặc sự kết hợp của cả 2 có thể là nguyên nhân bệnh Parkinson tiến triển.

Ted Dawson, MD, Ph.D - giám đốc Viện Kỹ thuật Tế bào tại Johns Hopkins cho biết: “Khoảng 10 đến 20% trường hợp mắc bệnh Parkinson có liên quan đến nguyên nhân di truyền”. Các loại gen trội nhiễm sắc thể thường bạn nhận được có thể là từ bố hoặc mẹ. Điều này giải thích rằng, những nguyên nhân gây bệnh phần lớn là vô căn, chưa thực sự rõ ràng,  Dawson cũng cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng đó có thể là sự kết hợp giữa việc tiếp xúc với môi trường - chất độc hoặc thuốc trừ sâu và cấu trúc di truyền của bạn”.

Một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson như sau:

  • Yếu tố di truyền: Như đã trình bày ở trên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đột biến gen trội nhiễm sắc thể thường có thể là nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Các gen này cũng có thể được di truyền qua nhiều đời, đặc biệt với những người bệnh mắc ở độ tuổi khi còn trẻ.
  • Yếu tố môi trường: Làm việc trong môi trường độc hại như tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc các kim loại nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
  • Yếu tố tuổi tác: Khi tuổi càng lớn, quá trình lão hóa và mất đi các chất ở bên trong não có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, bệnh thường phát hiện ở những người trong độ tuổi 60 trở lên.
  • Yếu tố giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy, đàn ông có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn so với phụ nữ
  • Yếu tố lối sống: Những người có lối sống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia, ít tham gia các hoạt động thể chất, ít được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp.
  • Chấn thương não: Những người đã từng bị các chấn thương đầu, chấn thương não thì có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn.
  • Yếu tố bệnh lý: Tiền sử mắc các bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, ung thư,... cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh  Parkinson.
nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson 

2. Nguyên nhân bệnh Parkinson có thể dự phòng và không thể dự phòng?

Mặc dù những nguyên nhân của bệnh Parkinson không thực sự rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng sự tiến triển của bệnh. Vậy nguyên nhân nào có thể dự phòng và nguyên nhân nào không thể dự phòng?

2.1. Nguyên nhân bệnh Parkinson có thể dự phòng

  • Nguyên nhân bệnh Parkinson do môi trường: Môi trường độc hại không chỉ làm tăng nguy cơ cho bệnh Parkinson mà còn nhiều các căn bệnh khác. Chính vì thế, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với môi trường có chứa các chất gây hại này. Nếu công việc thường xuyên phải tiếp xúc với chúng thì bạn nên trang bị các biện pháp bảo hộ, che chắn kỹ lưỡng.
  • Nguyên nhân do lối sống: Lối sống sinh hoạt kém lành mạnh có thể là nguyên nhân khiến bệnh Parkinson phát triển. Vì thế, hãy cố gắng xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và thực hiện các bài tập rèn luyện trí não để giúp kích thích trí não, giúp não hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều trái cây, rau củ quả và các loại hạt, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và chất bảo quản.
  • Chăm sóc sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh lý liên quan: Tiền sử các bệnh như đái tháo đường, béo phì hay có chấn thương có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Bạn có thể dự phòng nguyên nhân gây bệnh Parkinson bằng cách hạn chế mắc các bệnh lý liên quan. Thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, tránh để bệnh tiến triển.

2.2. Những nguyên nhân gây bệnh Parkinson không thể dự phòng

Những nguyên nhân gây bệnh Parkinson do yếu tố di truyền, tuổi tác, giới tính là những yếu tố tự nhiên mà chúng ta không thể dự phòng được. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hạn chế được những rủi ro này bằng cách thực hiện các xét nghiệm sớm. Bên cạnh đó, thay đổi về lối sống, tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh có thể đem lại một số hữu ích.

nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Lập kế hoạch dự phòng giúp hạn chế rủi ro của bệnh

3. Lập kế hoạch dự phòng bệnh Parkinson như thế nào?

Cho đến nay, bệnh Parkinson vẫn không có phương pháp điều trị dứt điểm nên việc lập kế hoạch dự phòng bệnh, quản lý điều trị bệnh từ sớm là vô cùng quan trọng. Dù có một số nguyên nhân gây bệnh là không thể dự phòng được, nhưng bạn vẫn có thể hạn chế những rủi ro của bệnh với những xét nghiệm sau đây:

3.1. Xét nghiệm thần kinh

Không có xét nghiệm cụ thể nào cho bệnh Parkinson, tuy nhiên các bác sĩ và các chuyên gia thần kinh học có thể dựa vào thông tin tiền sử bệnh, kiểm tra khả năng vận động, hoạt động thể chất để đưa ra chẩn đoán. Một số xét nghiệm thần kinh để chẩn đoán bệnh như:

  • Kiểm tra chuyển động lặp đi lặp lại: Kiểm tra này được sử dụng để đánh giá sự phối hợp vận động. Bạn sẽ thực hiện các động tác theo chỉ dẫn bằng cách lặp đi lặp lại, ví dụ như mở và đóng bàn tay, gõ ngón tay trong khi bác sĩ chuyên khoa thần kinh quan sát.
  • Nhận xét: Không thể kiểm soát được những cử động tự phát có thể là triệu chứng của bệnh Parkinson. Bạn có thể được quan sát khi một bác sĩ yêu cầu bạn ngồi - đứng hoặc đi dọc hành lang.
  • Kiểm tra - đánh ra tình trạng run: Run khi nghỉ hoặc run không kiểm soát được khi không di chuyển có thể là một dấu hiệu điển hình khác. Bác sĩ thăm khám có thể yêu cầu bạn đứng yên, tập trung vào một nhiệm vụ thí nghiệm để quan sát và ghi nhận triệu chứng.
  • Đánh giá độ cứng: Sàng lọc độ cứng và độ cứng tại phần khớp - đây là một dấu hiệu để bác sĩ chẩn đoán bệnh Parkinson. Bác sĩ  thăm khám sẽ di chuyển bàn tay của bạn xung quanh để cảm nhận xem có bao nhiêu lực cản.
  • Kiểm tra lực kéo: Tư thế khi khom lưng, khó giữ thăng bằng hoặc không đều có thể là triệu chứng bệnh Parkinson. Để kiểm tra các tác động, bác sĩ sẽ kéo bạn lại khi bạn đang đứng và đánh giá xem bạn có thể giữ thăng bằng tốt đến mức nào.

3.2. Xét nghiệm di truyền

Vì nguyên nhân bệnh Parkinson có liên quan đến gen nên các xét nghiệm di truyền cũng có thể được chỉ định để xác định tình trạng. Mặc dù không phải là một khía cạnh tiêu chuẩn để chẩn đoán nhưng xét nghiệm này có thể được xem xét khi bác sĩ có các nghi ngờ người mắc bệnh liên quan đến di truyền, đặc biệt nếu gia đình đã có tiền sử mắc bệnh. 

Đột biến ở một số gen, bao gồm synuclein alpha (SNCA), parkin (PRKN) và kinase giả định do PTEN gây ra 1 (PINK1) có thể xác định được thông qua các xét nghiệm - đây là dấu hiệu của trường hợp di truyền.

3.3. Dự phòng bệnh Parkinson bằng cách hoạt động thể chất 

Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ làm tăng sức khỏe tổng thể mà còn được chứng minh là có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson và có khả năng trì hoãn sự khởi phát của bệnh. Theo một nghiên cứu năm 2015, những người trong độ tuổi 35-39 thường xuyên tham gia hoạt động thể chất thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn 40%. 

Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện chức năng vận động, giúp giữ thăng bằng tốt, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh ở các bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh.

3.4. Dự phòng bệnh bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng bệnh. Bạn hãy áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải, nhiều rau, trái cây, chất béo không bão hòa, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt, điều này có thể giúp trì hoãn sự khởi phát của bệnh Parkinson.

Ngoài ra, hãy cố gắng hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ.

Tóm lại, bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển gây ra sự co cứng, run tay chân, làm giảm khả năng vận động. Nguyên nhân bệnh Parkinson vẫn chưa được chẩn đoán rõ ràng và cũng chưa có biện pháp điều trị dứt điểm, nhưng nếu biết những yếu tố nguy cơ rủi ro, phát hiện sớm và thay đổi lối sống thì vẫn có thể giúp làm chậm tiến trình và trì hoãn sự khởi phát của nó.

Vì vậy, nếu bạn xuất hiện những yếu tố nguy cơ gây bệnh thì hãy đến các trung tâm y tế để thăm khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo: Hopkinsmedicine.org, apdaParkinson.org, health.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn cuối

Chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn cuối

Bệnh parkinson có chữa khỏi được không?

Bệnh parkinson có chữa khỏi được không?

Các bài tập thể dục cho người bệnh Parkinson

Các bài tập thể dục cho người bệnh Parkinson

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

22

Bài viết hữu ích?