Zalo

Sống cô đơn buồn tẻ có làm suy yếu hệ thống miễn dịch không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cô đơn không chỉ là 1 trạng thái cảm xúc mà còn cho thấy sự thiếu tương tác của con người với xã hội. Điều này không chỉ gây ra các ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, đặc biệt là hệ miễn dịch. Các nghiên cứu gần đây đồng tình với việc sự cô đơn hoặc cô lập xã hội ở mọi lứa tuổi đều có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm hơn. Vậy thực sự sống cô đơn buồn tẻ có làm suy yếu hệ miễn dịch không hay sống cô đơn có hại không?

1. Cô đơn là gì? Tác hại của sự cô đơn

Cảm giác cô đơn đơn giản là khi bạn cảm thấy nhu cầu về sự kết nối với xã hội không được đáp ứng đủ, hoặc mạng lưới quan hệ xã hội của bạn không phù hợp với mong muốn của bạn về số lượng hoặc chất lượng. Điều này có nghĩa là, khi bạn cảm thấy cô đơn, bạn không chỉ là 1 mình vật lộn với bản thân mình, mà còn là không có mối quan hệ như bạn mong muốn.

Sống cô đơn buồn tẻ là một trạng thái tâm lý khó đo lường, nhưng nó có liên quan đến những hậu quả tiêu cực như sức khỏe kém, căng thẳng cao và sự ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý trong cơ thể. Khi sống trong tình trạng cô đơn, có thể gây ra những tác động không lợi đến tinh thần và cảm xúc của con người, cụ thể:

  • Tác động đến sự điều hoà miễn dịch và trao đổi chất.
  • Làm thay đổi mức độ của các cytokine gây viêm, các yếu tố tăng trưởng, chất phản ứng giai đoạn cấp tính, globulin miễn dịch, phản ứng kháng thể chống lại virus và vaccine cũng như hoạt động của tế bào miễn dịch.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch, căng thẳng, sự kiểm soát đường huyết, chuyển hoá lipid, chức năng nhận thức và sức khỏe tâm thần.
  • Gây ra chất lượng giấc ngủ kém.
  • Tăng huyết áp và phản ứng viêm tăng cao khi căng thẳng.
Ảnh 1: Sự cô đơn có thể dẫn tới nhiều tác hại đối với sức khỏe cơ thể
Sự cô đơn có thể dẫn tới nhiều tác hại đối với sức khỏe cơ thể

2. Tác hại của sự cô đơn đối với hệ miễn dịch

Hệ thống thần kinh tự động của con người là một mạng lưới trung tâm gồm các dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm, giúp điều chỉnh các phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi. 

Các tác động xã hội có thể tạo ra những thay đổi trong hệ thống miễn dịch bằng cách làm chậm hoặc kích hoạt phản ứng miễn dịch của hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm tương ứng. Điều này chính là sự căng thẳng mà con người gặp phải trong đời sống, gây nên những phản ứng khác nhau đối với hệ miễn dịch. 

Tuy nhiên, ở những người sống cô đơn buồn tẻ thì có nhiều khả năng cảm nhận những sự kiện bình thường là căng thẳng hơn so với người khác. Điều này khiến những người cô đơn tạo ra phản ứng viêm mạnh hơn.

Suy giảm miễn dịch cũng thường được quan sát ở những cá nhân bị cô lập xã hội hoặc sống cô đơn buồn tẻ. Sự tách biệt xã hội được chứng minh có thể làm tăng biểu hiện của các gen phản ứng gây viêm, sau đó làm tăng nồng độ interleukin 6 (IL-6), alpha thụ thể IL-1, fibrinogen và cortisol trong khi giảm mức độ protein phản ứng C (CRP). 

Loại trạng thái viêm nhiễm này có thể làm tăng phản ứng với các kích thích miễn dịch nhẹ chẳng hạn như tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus. Như một nghiên cứu về miễn dịch gần đây cho biết sau khi tiếp xúc với một lượng nhỏ vi khuẩn salmonella thì những người cô đơn có mức IL-6 gấp 4 lần người bình thường. 

Hơn nữa, nghiên cứu này còn không phụ thuộc vào sự hiện diện của trầm cảm, lo lắng, tâm trạng tiêu cực và các kỹ năng xã hội khác như vậy chỉ riêng sự cô đơn đã tác động đáng kể đến hệ miễn dịch.

Ngoài ra, sống cô đơn buồn tẻ cũng có thể dẫn đến việc giải phóng glucocorticoid như cortisol. Ngoài việc góp phần tăng cường sản xuất IL-6 và các tế bào miễn dịch khác, sự lưu thông quá mức của glucocorticoids cũng có thể thúc đẩy giải phóng yếu tố hoại tử khối u, tạo ra tình trạng viêm mãn tính ở mức độ thấp. Các tế bào miễn dịch cũng có thể trở nên không nhạy cảm khi tiếp xúc liên tục với các hormone steroid và kết quả là sự cô đơn làm giảm tác dụng chống viêm của glucocorticoid, từ đó làm tăng tính nhạy cảm với tình trạng viêm.

Ảnh 2: Người cô đơn dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng hơn là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu
Người cô đơn dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng hơn là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu

3. Làm sao để tăng cường miễn dịch ở đối tượng cô độc?

Thực tế, xu hướng dân số ngày càng già đi sẽ làm gia tăng nguy cơ sống cô đơn buồn tẻ trong xã hội. Bản thân những người lớn tuổi đã dễ có nguy cơ nhiễm trùng hơn bình thường, kết hợp hệ miễn dịch bị suy giảm do lối sống cô độc vì vậy những người này có nguy cơ về sức khỏe rất kém. 

Để có thể cải thiện tình trạng người sống cô đơn hay ốm yếu bằng cách nâng cao hệ miễn dịch của họ các quốc gia đã nỗ lực trong việc tối ưu hoá các biện pháp đánh giá sự cô lập, cô đơn trong xã hội. Điều này giúp phát hiện sớm những người có nguy cơ suy giảm miễn dịch do cô đơn, từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp để họ có thể phát triển các mối quan hệ xã hội.

Bên cạnh đó, cũng cần thúc đẩy một số hoạt động nhất định như giao tiếp xã hội, tham gia nhóm cộng đồng, tham gia các sự kiện văn hoá có thể tăng cường sự tham gia xã hội của người cô đơn, đặc biệt là người lớn tuổi. Các chiến dịch đã được lan rộng ở nhiều quốc gia như Úc, Đan Mạch, Anh nhằm giảm bớt sự cô lập và cô đơn trong xã hội. Nhiều chương trình quốc gia dựa vào chuyên môn của nhà khoa học, nhóm cộng đồng và tình nguyện viên để nâng cao nhận thức về mức độ phổ biến của cô đơn, cung cấp hướng dẫn về cách giảm thiểu sự cô lập xã hội.

Ngoài ra, 1 cách để tăng cường hệ miễn dịch được nhiều người tin tưởng hiện nay là truyền tái tạo năng lượng. Liệu pháp này giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng và stress kéo dài. 

Tài liệu tham khảo: News-medical.net, Ncbi.nlm.nih.gov, Medicalnewstoday.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các chất tăng cường hệ miễn dịch cho toàn bộ cơ thể

Các chất tăng cường hệ miễn dịch cho toàn bộ cơ thể

Người bị covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Người bị covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Cơ thể thiếu vitamin B2 nên ăn gì để bù đắp?

Cơ thể thiếu vitamin B2 nên ăn gì để bù đắp?

Hướng dẫn cách khắc phục kiệt sức

Hướng dẫn cách khắc phục kiệt sức

Lời khuyên để tự mình chống lại sự mệt mỏi kéo dài

Lời khuyên để tự mình chống lại sự mệt mỏi kéo dài

10

Bài viết hữu ích?