Zalo

Vì sao sức đề kháng kém?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hệ thống miễn dịch là cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh khác. Nếu một người có đề kháng kém sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, lâu lành vết thương hoặc các bệnh lý nội khoa khác. Vậy nguyên nhân sức đề kháng yếu là gì?

1. Sức đề kháng yếu là gì?

Sức đề kháng yếu là tình trạng một người có khả năng miễn dịch không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây ra nhiều tổn hại tới sức khoẻ. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang có đề kháng kém gồm:

  • Bạn ốm nhiều hơn, lâu hơn hoặc tần suất mắc bệnh, cảm lạnh nhiều hơn người bình thường
  • Nhiễm trùng bất thường là các bệnh nhiễm trùng hầu hết mọi người không mắc phải như nhiễm trùng do vi khuẩn lao, nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm nấm
  • Nhiễm trùng dai dẳng không khỏi dù đã sử dụng thuốc kháng sinh, thậm chí là kháng sinh đường tĩnh mạch
  • Gặp các vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy mãn tính hoặc táo bón thường xuyên, vì hệ tiêu hóa chính là nơi cư trú của lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch, vì vậy khi hệ miễn dịch suy yếu thì hệ tiêu hoá cũng không thể tránh các rối loạn
  • Vết thương chậm lành cũng là dấu hiệu của đề kháng kém, vì thông thường khi có vết thương cơ thể sẽ gửi máu giàu dinh dưỡng tới vùng này để tái tạo lại mô, da cơ thể. Hệ miễn dịch kém sẽ ngăn cản việc phục hồi được đúng tiến độ, gây ra tình trạng chậm lành vết thương.
đề kháng kém
Có nhiều nguyên nhân gây ra sức đề kháng kém trong cơ thể

2. Nguyên nhân sức đề kháng yếu là gì?

Các tế bào bạch cầu là những tế bào miễn dịch lưu thông trong hệ tuần hoàn với khả năng tìm kiếm các yếu tố xâm nhập ngoại lại và giải quyết chúng để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân, nhiều tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần hoặc việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu khiến chúng giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Các tình trạng có thể làm sức đề kháng yếu có thể kể đến như:

  • Bệnh đái tháo đường
  • Ung thư
  • Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
  • Phụ nữ trong thai kỳ
  • Bệnh gan thận
  • Cấy ghép nội tạng hoặc mô
  • Tình trạng tự miễn dịch di truyền như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Đa u tuỷ (một loại ung thư máu)

Lối sống thiếu lành mạnh, thói quen xấu cũng có thể dẫn tới sức đề kháng yếu như:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà, đường và muối khiến hệ miễn dịch suy yếu
  • Thừa cân-béo phì gây suy giảm số lượng và chức năng của các tế bào bạch cầu, tăng phản ứng viêm trong cơ thể
  • Nghiện thuốc lá không chỉ gây kích ứng đường hô hấp mà còn cản trở việc trao đổi khí khiến người hút thuốc dễ bị nhiễm trùng hô hấp hơn, đặc biệt vào mùa thu đông.
  • Lạm dụng rượu bia sẽ làm cơ thể quả tải acetaldehyde được cho là làm suy giảm khả năng phòng vệ tự nhiên của phổi trước vi khuẩn và virus. Hơn nữa rượu còn cản trở quá trình tấn công và tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể.
  • Lười vận động cũng dẫn tới khả năng miễn dịch yếu, vì làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, cũng như các bệnh mãn tính khác
  • Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể không có khả năng giải phóng nhiều tế bào và các kháng thể khác cần thiết cho hệ miễn dịch
  • Việc không rửa tay thường xuyên cũng khiến hệ thống miễn dịch phải làm việc nhiều hơn để bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn bên ngoài

Một số yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng và khiến sức đề kháng kém có thể kể đến như:

  • Căng thẳng kéo dài sẽ khiến chức năng miễn dịch của cơ thể bị ức chế, vì cơ thể không thể sản xuất nhiều tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Mặt khác khi căng thẳng quá mức cũng dễ dẫn tới các thói quen xấu, vì vậy việc loại bỏ căng thẳng, cân bằng tâm trạng là rất quan trọng nếu không muốn sức đề kháng bị suy giảm.
  • Những cú sốc về tình cảm cũng tác động tới khả năng miễn dịch của bạn tương tự như việc căng thẳng kéo dài. Nghiên cứu cho thấy cảm xúc tiêu cực đột ngột có thể làm phản ứng miễn dịch suy yếu, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm virus thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn.

Một số thuốc cũng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như:

  • Thuốc corticosteroid điều trị lupus, bệnh viêm ruột (IBD), viêm khớp hoặc hen suyễn
  • Thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF)
đề kháng kém
Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tình trạng đề kháng kém 

3. Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cơ thể? 

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu thì việc phòng ngừa bệnh tật là rất quan trọng. Một số phương pháp nhằm tăng sức đề kháng bản thân bạn có thể tham khảo gồm có:

  • Đeo khẩu trang và tiêm phòng vaccine đầy đủ, đặc biệt là vaccine Covid-19
  • Cố gắng tránh nguồn lây bệnh, đặc biệt với những người có sức đề kháng kém
  • Đảm bảo môi trường gia đình bằng cách lau chùi, vệ sinh nhà cửa, các bề mặt thường xuyên chạm vào
  • Nấu chín kỹ thức ăn, đảm bảo sử dụng nước sạch, an toàn
  • Rửa tay thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh và cân bằng, bổ sung thêm trái cây, rau xanh để có nguồn vitamin, dinh dưỡng ổn định
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ngủ đủ giấc
  • Giảm thiểu căng thẳng

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây ra sức đề kháng kém có thể do bệnh tật từ bản thân, tình trạng sức khỏe suy yếu do mang thai, suy giảm miễn dịch, do các vấn đề về tâm lý xã hội hoặc cả việc sử dụng thuốc. Để có thể duy trì một hệ miễn dịch tốt hãy chú ý giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, để tăng sức đề kháng cho cơ thể bạn còn có thể chọn lựa các liệu pháp chống lão hóa vừa giúp trẻ hóa tuổi sinh học, đồng thời giúp tăng cường năng lượng, mang đến một sắc vóc trẻ trung làm cuộc sống trọn vẹn hơn.

Phương pháp này sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, kết hợp các buổi trị liệu chăm sóc da, giúp bạn có một sắc vóc trẻ đẹp, khỏe bên trong, nhờ được chăm sóc từ sâu bên trong cơ thể và hình thể bên ngoài.

Liệu trình chuẩn y khoa được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, uy tín, kinh nghiệm nên hiện tại liệu pháp này được rất nhiều người quan tâm, tin tưởng và sử dụng, đặc biệt những người trong giới thượng lưu và những người làm nghệ thuật.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Làm gì khi muốn tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể?

Làm gì khi muốn tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể?

5 điều cần biết về quá trình lão hóa của cơ thể

5 điều cần biết về quá trình lão hóa của cơ thể

4 cách lão hóa khác nhau

4 cách lão hóa khác nhau

Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng được không?

Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng được không?

Lưu ý dùng kem dưỡng ẩm sau khi tái tạo da

Lưu ý dùng kem dưỡng ẩm sau khi tái tạo da

28

Bài viết hữu ích?