Zalo

Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Kẽm là một chất chống oxy hoá giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể, điều trị bệnh tiêu chảy hoặc thúc đẩy quá trình lành vết thương. Thông thường kẽm sẽ được cung cấp thông qua chế độ ăn của con người như trong các loại thịt, cá và đậu. Vậy liệu việc uống kẽm tăng sức đề kháng có hiệu quả không?

1. Lợi ích của kẽm đối với cơ thể

Nguyên tố kẽm có thể mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể như:

  • Điều trị tiêu chảy: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Có nhiều bằng chứng cho thấy nó có thể rút ngắn cơn tiêu chảy, đặc biệt ở những trẻ có chế độ ăn uống kém
  • Chữa lành vết thương: Kẽm đóng vai trò duy trì một làn da khỏe mạnh. Những người có vết thương hoặc vết loét lâu dài thường có lượng kẽm thấp, vì kẽm tham gia vào mọi giai đoạn chữa lành vết thương từ phục hồi da cho đến ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Ngăn ngừa bệnh mãn tính: kẽm có đặc tính chống oxy hoá, vì vậy có thể giúp giảm căng thẳng oxy hoá, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, đái tháo đường và các bệnh chuyển hoá khác.
  • Hạn chế thoái hoá điểm vàng: kẽm ngăn ngừa tổn thương tế bào ở võng mạc và giúp duy trì sự tiến triển của bệnh thoái hoá điểm vàng và mất thị lực liên quan đến tuổi tác.
  • Tăng cường sức khỏe tình dục: nồng độ kẽm thấp có thể dẫn tới các vấn đề về khả năng sinh sản và sức khỏe tình dục ở nam giới. Nguyên nhân là do kẽm đóng vai trò như một chất chống oxy hoá và cân bằng hormone trong cơ thể nam giới.
  • Giảm nguy cơ loãng xương: kẽm còn đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành xương nên việc bổ sung kẽm sẽ giúp phòng ngừa loãng xương.
  • Giảm triệu chứng thần kinh: một nghiên cứu cho thấy nồng độ kẽm thấp có liên quan đến các triệu chứng thần kinh. Các nhà nghiên cứu đã xem xét các đối tượng bị đau đầu, ngứa ran và các bệnh thần kinh ngoại biên thì đa phần sẽ có sự thiếu hụt kẽm và các vi chất dinh dưỡng khác trong cơ thể.
  • Tăng cường chức năng nhận thức: kẽm bổ sung sẽ có tác dụng nâng cao hoạt động suy nghĩ và trí nhớ, từ đó hỗ trợ khả năng học tập, làm việc của con người.
Ảnh 1: Kẽm có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe
Kẽm có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe

2. Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng được không?

Kẽm hoạt động như một chất chống oxy hoá, giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường. Một số bằng chứng cho thấy, dùng kẽm thậm chí có thể ngăn ngừa các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp. Có nhiều loại thuốc không kê đơn và các biện pháp bổ sung kẽm hiện nay có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch và chống viêm. Vì vậy kẽm thực sự giúp điều trị một số loại nhiễm trùng nếu được sử dụng hợp lý. Hàm lượng kẽm thấp thậm chí có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng như bệnh viêm phổi.

Ảnh 2: Bổ sung kẽm giúp tăng sức đề kháng nhưng nên tới chủ yếu từ thực phẩm
Bổ sung kẽm giúp tăng sức đề kháng nhưng nên tới chủ yếu từ thực phẩm

3. Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng như thế nào?

Nhu cầu kẽm cơ bản của một người trưởng thành rơi vào khoảng 11-13 mg/ngày. Có rất nhiều nguồn cung cấp kẽm thông qua chế độ ăn hoặc các sản phẩm bổ sung kẽm. Để bổ sung kẽm tăng sức đề kháng hợp lý bạn có thể tham khảo các nguồn kẽm như:

  • Bổ sung qua chế độ ăn: các thực phẩm như hàu, bào ngư, tôm, cua,… và các loại hải sản khác là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất. Sau đó bạn có thể bổ sung kẽm qua thịt đỏ, gia cầm, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm từ sữa.
  • Viêm kẽm, ống kẽm: Đây là một số thuốc và thực phẩm chức năng chứa các dạng muối kẽm (muối gluconat, sulfate hoặc acetat) thường được sử dụng ở phụ nữ mang thai, trẻ đang độ tuổi phát triển, người lớn ốm bệnh lâu ngày, dinh dưỡng kém, người lớn tuổi, vận động viên không đủ cung cấp kẽm.
  • Các nguồn khác: kẽm cũng có mặt trong các sản phẩm như vi lượng đồng căn hoặc một vài thuốc kẽm xịt mũi nhưng các thuốc này chỉ nên dùng dưới chỉ định của bác sĩ.

Việc bổ sung kẽm cùng với các vitamin và khoáng chất khác có thể gây giảm hấp thu kẽm, vì vậy để bổ sung kẽm đúng cách nên uống kẽm cách xa các vi chất khác như canxi, sắt, magie ít nhất 2-3 giờ để giảm sự cạnh tranh tại ruột. Ngược lại, kẽm có khả năng tăng hấp thu và tăng hiệu quả khi kết hợp cùng vitamin C vừa có tác dụng tăng cường sức đề kháng, vừa thúc đẩy tăng trưởng và phát triển cơ thể.

 Tóm lại, kẽm là vi chất rất cần thiết cho sức khoẻ và đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, quá trình lành vết thương và các chức năng kẽm. Việc bổ sung kẽm nên đến từ thực phẩm là chủ yếu, các thuốc hoặc thực phẩm chức năng nên sử dụng dưới sự giám sát để tránh các tác dụng phụ.

Ngoài ra, để tăng sức đề kháng cho cơ thể bạn còn có thể chọn lựa các liệu pháp chống lão hóa vừa giúp trẻ hóa tuổi sinh học, đồng thời giúp tăng cường năng lượng, tăng cường sức đề kháng, mang đến một sắc vóc trẻ trung làm cuộc sống trọn vẹn hơn.

Phương pháp này sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, kết hợp các buổi trị liệu chăm sóc da với công thức từ PDO vi cầu độc quyền được đưa vào da sẽ được thuỷ phân sinh học theo cơ chế tự nhiên của cơ thể người chúng ta. Đồng thời, sử dụng liệu pháp trẻ hóa tuổi sinh học này cũng tác dụng kích thích tăng sinh collagen tự thân, làm đầy tinh tế thái dương và rãnh mũi má sâu.

Liệu trình chuẩn y khoa được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, uy tín, kinh nghiệm nên hiện tại liệu pháp này được rất nhiều người quan tâm, tin tưởng và sử dụng, đặc biệt những người trong giới thượng lưu và những người làm nghệ thuật.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Làm gì khi muốn tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể?

Làm gì khi muốn tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể?

5 điều cần biết về quá trình lão hóa của cơ thể

5 điều cần biết về quá trình lão hóa của cơ thể

4 cách lão hóa khác nhau

4 cách lão hóa khác nhau

Lưu ý dùng kem dưỡng ẩm sau khi tái tạo da

Lưu ý dùng kem dưỡng ẩm sau khi tái tạo da

Có nên tái tạo da mặt không? Hiệu quả và tác dụng phụ

Có nên tái tạo da mặt không? Hiệu quả và tác dụng phụ

24

Bài viết hữu ích?