Zalo

Hướng dẫn cách khắc phục kiệt sức

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Kiệt sức là tình trạng mệt mỏi kéo dài về cả thể chất lẫn tinh thần. Khi kiệt sức phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu ảnh hưởng của kiệt sức với sức khỏe và tìm cách khắc phục kiệt sức.

1. Vì sao cần khắc phục tình trạng kiệt sức sớm? 

Cơ thể thường xuyên chịu căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần sẽ dẫn đến kiệt sức. Tuy nhiên, hầu hết người gặp tình trạng mệt mỏi thường không tìm cách khắc phục kiệt sức sớm dẫn đến sức khỏe suy giảm mỗi ngày.

cách khắc phục kiệt sức
Hầu hết người gặp tình trạng mệt mỏi thường không tìm cách khắc phục kiệt sức sớm dẫn đến sức khỏe suy giảm mỗi ngày 

Khi tình trạng kiệt sức bắt đầu xuất hiện sẽ khiến con người có xu hướng tiêu cực. Các tâm lý bất ổn như nghi ngờ, chán nản, cáu gắt… thường xuyên xuất hiện làm giảm tương tác xã hội gây ra những căn bệnh rối loạn tâm lý nguy hiểm.

Không dừng lại ở đó, kiệt sức kéo dài làm sức khỏe sa sút dẫn đến suy giảm miễn dịch. Từ đó các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… có cơ hội phát triển.

Mức độ nguy hiểm của kiệt sức kéo dài rất khó lường. Do tác động của tình trạng này ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần nên cần tìm cách khắc phục kiệt sức sớm để bảo vệ bản thân.

2. Kiệt sức phải làm sao để khắc phục?

Bị kiệt sức phải làm thế nào để vượt qua? Trước tiên là xác định rõ tình trạng kiệt sức cơ thể. Đôi khi biểu hiện của mệt mỏi và kiệt sức giống nhau khiến người bệnh khó xác định đúng. Vì vậy hãy lưu ý kiểm tra sức khỏe và trao đổi thêm cùng bác sĩ về những vấn đề của bản thân.

Gợi ý cách khắc phục kiệt sức ở giai đoạn sớm chưa có nhiều ảnh hưởng hay biến chứng:

  • Chú ý đến giấc ngủ: Ngủ là cách nghỉ ngơi tốt nhất do cơ thể có thời gian loại bỏ độc tố và chữa lành tổn thương. Bên cạnh đó sau khi có giấc ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày và đúng giờ cơ thể sẽ tràn đầy năng lượng giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Dành thời gian cho bản thân: Cá nhân mỗi người luôn có người thân nhưng họ không nên quá sao nhãng bản thân. Hãy làm những việc bản thân yêu thích và dành không gian riêng tư để bản thân có được sự thoải mái khi cần.
  • Tăng cường vận động thể chất: kiệt sức có phần là do lười vận động. Các hoạt động đặc biệt là vận động thể chất giúp tăng cường sản sinh hormon tích cực. Từ đó cơ thể liên tục trao đổi chất giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi hiệu quả hơn.
  • Tăng cường bổ sung vi chất: Căng thẳng tâm lý và căng thẳng thể chất có ảnh hưởng từ thiếu dinh dưỡng. Các vi chất tuy chiếm lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng với sức khỏe miễn dịch.
  • Luyện tập thiền hay yoga để thả lỏng và thư giãn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Đi dạo một mình hoặc với người bạn cảm thấy thoải mái. Các cuộc giao tiếp giúp giải phóng hormone tích cực khá tốt. Tuy nhiên nên chọn người bạn thân hiểu bạn để tránh những nội dung trò chuyện tiêu cực khiến tình trạng nguy hiểm hơn.
  • Mát xa hoặc xông hơi để thư giãn: Các liệu pháp thư giãn tại nhà sẽ giúp cơ thể nhẹ nhõm nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ mát xa thư giãn đúng cách tại cơ sở uy tín giúp tăng cường hiệu quả.
  • Đọc sách cũng là thói quen tốt giúp nâng cao sự tập trung đồng thời giảm căng thẳng.
  • Giảm căng thẳng đến từ cuộc sống hay công việc. Đặc biệt là khi áp lực do công việc hãy chủ động tìm cách khắc phục hoặc giảm khối lượng công việc để tránh cơ thể chịu đựng áp lực quá nhiều.

Bản thân mỗi người có thể chủ động tìm phương pháp giải tỏa căng thẳng thông qua làm bản thân thoải mái và yêu đời. Khi không biết bị kiệt sức phải làm thế nào bạn hãy đến bệnh viện trao đổi cùng bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp chuyển sâu.

Cách khắc phục kiệt sức kéo dài sẽ có phần phức tạp đặc biệt là đối tượng có bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe tinh thần. Trường hợp này sẽ sử dụng nhiều phương pháp điều trị kết hợp để giúp cơ thể giảm kiệt sức đồng thời tăng cường sức khỏe.

cách khắc phục kiệt sức
Cách khắc phục kiệt sức kéo dài sẽ có phần phức tạp đặc biệt là đối tượng có bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe tinh thần 

3. Cách khắc phục kiệt sức tái diễn

Mệt mỏi kiệt sức là tình trạng thường xuyên xuất hiện. Do đó phòng ngừa và giảm kiệt sức luôn cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe cá nhân. Một số cách khắc phục kiệt sức tái diễn có thể tham khảo:

  • Chăm sóc bản thân tăng cải thiện tinh thần và duy trì năng lượng tích cực
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi đan xen khi làm việc để giảm áp lực.
  • Giảm khối lượng công việc khi có dấu hiệu quá tải.
  • Tâm sự với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý khi cảm thấy căng thẳng mệt mỏi.
  • Duy trì tinh thần tích cực tránh những tâm trạng tiêu cực như cáu gắt, đa nghi….
  • Xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm bổ sung đầy đủ vi chất và dinh dưỡng thiết yếu, luyện tập thể chất…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Bị kiệt sức phải làm thế nào sẽ căn cứ theo tình trạng bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, để phòng ngừa tình trạng đó tái diễn nên thường xuyên chăm sóc sức khỏe và kiểm tra sức khỏe mỗi khi có biểu hiện mệt mỏi để khắc phục sớm.

Trên đây là cách khắc phục kiệt sức sớm và phòng ngừa tình trạng tái diễn. Tình trạng kiệt sức có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào thời điểm phát hiện. Hãy chú ý sức khỏe và điều trị mọi vấn đề không tốt trước khi chúng trở nên nguy hiểm hơn.

Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. 

Tài liệu tham khảo: Hbr.org, psychologytoday.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bị kiệt sức có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Bị kiệt sức có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Người hay làm việc quá sức nên ăn uống gì để cải thiện sức khỏe?

Người hay làm việc quá sức nên ăn uống gì để cải thiện sức khỏe?

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

25

Bài viết hữu ích?